Hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) là một hoạt động mà bất kỳ doanh nghiệp nào cũng cần phải thực hiện trong năm tài chính hiện hành. Tuy vậy, rất nhiều người vẫn đang chưa hiểu rõ về hạch toán thuế TNDN cũng như cách tính thuế như thế nào. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, bài viết sau đây của vieclamketoan.vn sẽ phù hợp cho bạn.
Thuế thu nhập doanh nghiệp là gì?
Để biết được cách tính và cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp, bạn cần hiểu về khái niệm thuế thu nhập doanh nghiệp là gì? Hiện nay, chưa thực sự có một khái niệm cụ thể hoặc chính thống nào về thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tuy vậy, nếu dựa theo các nghị định, thông tư từ chính phủ, bạn cũng có thể hiểu rằng: “Thuế TNDN là một loại thuế trực thu dựa trên thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Bao gồm thu nhập từ hoạt động kinh doanh sản xuất hàng hóa, dịch vụ và những loại thu nhập theo quy định khác”.
Cách tính thuế TNDN như thế nào?
Luật thuế TNDN, Điều 2 đã quy định rõ ràng về người phải nộp thuế TNDN là những tổ chức đang sản xuất, kinh doanh dịch vụ, hàng hóa có thu nhập chịu thuế. Trong đó, để có thể tính và hạch toán thuế TNDN, bạn sẽ cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Nguyên tắc kế toán hạch toán thuế TNDN
Tài khoản 821 dùng để phản ánh chi phí thuế TNDN. Bao gồm chi phí thuế TNDN hiện hành và chi phí TNDN hoãn lại. Cụ thể:
- Chi phí thuế TNDN hiện hành: Là số thuế TNDN phải nộp với các khoản thu nhập chịu thuế trong năm, thuế suất thuế TNDN hiện hành.
- Chi phí thuế TNDN hoãn lại: Là số thuế TNDN phải nộp trong tương lai nếu phát sinh từ những vấn đề được quy định theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
- Hàng quý, kế toán của doanh nghiệp sẽ cần căn cứ vào tờ khai thuế TNDN để thực hiện ghi nhận số thuế tạm phải đóng cho chi phí thuế TNDN hiện hành.
- Cuối năm tài chính, kế toán cần căn cứ vào tờ khai quyết toán thế để xác định lại số thuế cần nạp. Nếu Số thuế TNDN phải nộp trong năm đó lớn hơn số thuế mà doanh nghiệp đã tạm nộp trước đó, doanh nghiệp sẽ phải nộp thêm vào.
>>> Xem thêm: Mô tả về công việc kế toán thuế trong doanh nghiệp là làm gì?
Cách tính hạch toán thuế TNDN
Dựa vào các quy định và nguyên tắc ở trên, thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ được tính dựa vào công thức như sau:
Đối với trường hợp bình thường
Thuế TNDN = Thu nhập tính thuế * Thuế suất thuế TNDN
Đối với trường hợp doanh nghiệp có thực hiện trích quỹ để phát triển khoa học, công nghệ, lúc này, thuế TNDN sẽ được tính như sau:
Thuế TNDN = (Thu nhập tính thuế – Khoản chi phí đã trích để lập quỹ KHCN) * thuế suất thuế TNDN.
Công thức tính hạch toán TNDN phức tạp hơn
Thuế TNDN = (Lợi nhuận trước thuế + điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế – điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế) * Thuế suất TNDN.
Trong đó:
- Điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế: Các khoản chi phí không được giảm trừ khi tính thu nhập để xác định hạch toán thuế TNDN theo quy định của pháp luật.
- Điều chỉnh giảm thu nhập chịu thuế: Các khoản thu nhập không chịu thuế ví dụ như lãi chênh lệch tỷ giá, thu nhập miễn thuế ví dụ như cổ tức được chia, các khoản chuyển lỗ trong vòng 5 năm,…
Thuế suất trong hạch toán thuế TNDN
Về thuế suất trong hạch toán thuế TNDN, bạn sẽ cần lưu ý một số quy định như sau:
- Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành đang được áp dụng là 20% cho chung các doanh nghiệp.
- Với những doanh nghiệp có tổng doanh thu trong năm quá 20 tỷ đồng cũng sẽ áp dụng mức thuế suất chung là 20%. Doanh thu này sẽ đóng vai trò là căn cứ xác định doanh nghiệp có thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất ở mức 20% không.
- Đối với các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tìm kiếm, khai thác, thăm do dầu, khí, tài nguyên quý hiếm khác có mức thuế suất từ 32 – 50% tùy vào từng cơ sở kinh doanh, từng dự án khác nhau.
Xác định kỳ tính thuế TNDN
Thông thường, kỳ thuế của mỗi doanh nghiệp sẽ được tính dựa vào năm dương lịch. Trong trường hợp doanh nghiệp đang áp dụng năm tài chính khác thì kỳ tính thuế sẽ xác định theo năm tài chính đang áp dụng đó.
Năm tính thuế đầu tiên sẽ được xác định dựa trên Giấy chứng nhận đầu tư, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của doanh nghiệp. Năm tính thuế cuối cùng được xác định nếu doanh nghiệp chuyển đổi loại hình, hình thức sở hữu với thời gian ngắn hơn 3 tháng cộng với kỳ tính thuế năm trước đó.
Đối với các doanh nghiệp thực hiện chia, tách, sát nhập, hợp nhất, giải thể, phá sản cũng sẽ xác định năm tính thuế cuối cùng tương tự. Lưu ý, kỳ tính thuế năm đầu tiên và năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng. Trong trường hợp chuyển đổi kỳ xác định thuế TNDN, kỳ thuế TNDN năm chuyển đổi không quá 12 tháng.
>>> Xem thêm: Kỳ kế toán là gì? Những kiến thức cơ bản cần biết
Tạm kết
Tóm lại, để hạch toán thuế TNDN, bạn sẽ cần phải thực hiện nhiều nghiệp vụ kế toán với nhau. Bên cạnh đó, bạn cũng cần phải lưu ý kiểm tra cẩn thận các thông tin, số liệu chính xác. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để cập nhật các tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực cũng như việc làm kế toán nhé!