Tất tần tật về các vị trí kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết

Tất tần tật về các vị trí kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kế toán là bộ phận quan trọng và không thể thiếu của một doanh nghiệp. Tùy thuộc vào quy mô của từng doanh nghiệp, kế toán sẽ đảm nhận những vị trí và công việc khác nhau. Để các vị trí kế toán hoạt động hiệu quả cần có sự thống nhất và đồng bộ của cả bộ phận với nhau. Các vị trí kế toán trong doanh nghiệp là gì? Hãy cùng vieclamketoan.vn tìm hiểu qua nội dung bài viết sau nhé!

Việc phân loại các vị trí kế toán phụ thuộc vào quy mô và lĩnh vực hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, việc chia bộ phận kế toán thành các phần hành khác nhau, chỉ mang tính chất phân công công việc cho các thành viên trong bộ phận kế toán mà thôi. Các vị trí kế toán trong doanh nghiệp như sau:

Kế toán thanh toán

Công việc kế toán thanh toán gồm quản lý các khoản thu, quản lý các khoản chi, kiểm soát hoạt động của thu ngân, theo dõi quản lý tiền mặt. Nhân viên kế toán sẽ thực hiện các công việc cụ thể như sau:

  • Thực hiện các nghiệp vụ thu tiền, chi tiền của các cổ đông, thu hồi công nợ, đối chiếu công nợ, nhận hóa đơn, thu tiền của thu ngân hàng ngày, lập phiếu chi…
  • Theo dõi tiền gửi ngân hàng, theo dõi nghiệp vụ tạm ứng.
  • Theo dõi quy trình thanh toán của khách hàng để phản hồi kịp thời nếu có sự cố khi thanh toán.
  • Thực hiện các nghiệp vụ chi tiền nội bộ như thanh toán lương, thanh toán mua hàng bên ngoài…
  • Quản lý các chứng từ liên quan đến thu chi tiền.
  • Tiếp nhận, kiểm tra tính hợp lý, hợp lệ của các chứng từ liên quan từ bộ phận thu ngân.
  • Thực hiện các nghiệp vụ thu chi tiền mặt theo quy định.
  • In báo cáo tồn quỹ tiền mặt hàng ngày cho giao dịch.

Kế toán công nợ

Kế toán công nợ cũng là một trong các vị trí kế toán trong doanh nghiệp. Kế toán công nợ sẽ thực hiện những công việc cụ thể sau:

  • Quản lý về các khoản chi phí cần thu của khách hàng.
  • Nhắc nhở công tác thanh toán công nợ của khách hàng khi đến hạn.
  • Quản lý, giám sát các khoản chi phí cần thanh toán của doanh nghiệp, người bán.
  • Xây dựng kế hoạch công nợ cho doanh nghiệp theo đúng tiến độ các hợp đồng đã ký trước đó.
  • Lập báo cáo công nợ thu – chi cho doanh nghiệp.
  • Căn cứ vào số dư chi tiết bên nợ của một số tài khoản như 131, 331…để làm căn cứ số liệu ghi vào các chỉ tiêu trên bảng cân đối kế toán.
Tất tần tật về các vị trí kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết
Tất tần tật về các vị trí kế toán trong doanh nghiệp bạn cần biết

Kế toán kho 

Công việc của kế toán kho thường liên quan đến hàng hóa và giá thành nhiều hơn. Đây cũng là một trong các vị trí kế toán trong doanh nghiệp thường gặp. Vị trí này có công việc cụ thể như sau:

  • Kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, chứng từ liên quan đến các hoạt động tại kho.
  • Hạch toán chính xác và phù hợp các khoản mục phí xuất/nhập kho vật tư.
  • Đối chiếu công nợ, xác nhận kết quả kiểm đếm giao nhận hóa đơn, chứng từ thực tế và ghi chép sổ sách theo quy định.
  • Kiểm soát nhập xuất tồn và lập báo cáo nhập xuất tồn kho.
  • Thực hiện đầy đủ và thường xuyên việc ghi chép các nghiệp vụ phát sinh vào thẻ kho của thủ kho theo đúng quy định của doanh nghiệp.
  • Tham gia kiểm kê số lượng hàng xuất nhập cùng thủ kho cùng bên giao nhận hàng.
  • Tham gia kiểm kê định kỳ và lập báo cáo kế toán theo quy định.

>>> Xem thêm: Có nên học kế toán không? Ngành này có những đặc trưng gì?

Kế toán ngân hàng

Công việc của kế toán ngân hàng là một trong các vị trí kế toán trong doanh nghiệp khác. Tuy nhiên, không phải doanh nghiệp nào cũng sẽ có vị trí kế toán ngân hàng riêng biệt. Vị trí này bao gồm các công việc như sau:

  • Nộp tiền ra ngân hàng để phục vụ các hoạt động của doanh nghiệp, nhận chứng từ từ ngân hàng và sắp xếp theo nội dung.  Lập các chứng từ như bảng kê nộp séc, đóng dấu trình ký để nộp ra ngân hàng.
  • Kiểm tra số dư tài khoản thường xuyên để báo cáo trưởng phòng để nắm được việc thực hiện dòng tiền, sự tăng giảm của tiền gửi ngân hàng và hạch toán sự chênh lệch về tỷ giá của các tài khoản ngân hàng.
  • Kiểm tra tính đúng đắn của các chứng từ như: giấy báo nợ, giấy báo có, trả vay, phiếu thu, séc của các ngân hàng.
  • Lập hồ sơ vay vốn, trả nợ vay theo quy định. Chuyển hồ sơ cho trưởng phòng hoặc ban lãnh đạo trình ký. Sau đó chuyển cho ngân hàng và theo dõi tình hình nhận và trả nợ vay ngân hàng.
  • Lưu trữ, lập các phiếu kế toán, chuyển cho Kế toán trưởng ký.

Kế toán doanh thu

Kế toán doanh thu sẽ thực hiện các công việc cụ thể sau:

  • Kiểm tra doanh thu bán hàng, hàng hóa. Cập nhật cho các bộ phận liên quan theo định kỳ (hàng ngày, tuần, tháng,…).
  • Điều chỉnh các khoản giảm trừ doanh thu.
  • Lập báo cáo tổng hợp doanh thu gửi kế toán trưởng xem xét và duyệt.
  • Kiểm tra doanh thu bán hàng tại các địa điểm bán hàng, đại lý.
  • Kiểm tra đột xuất và định lý tất cả các quỹ nội bộ của doanh nghiệp cùng thủ quỹ

>>> Xem thêm: Kế toán lương bao nhiêu? Cơ hội thăng tiến ra sao?

Kế toán tổng hợp

Kế toán tổng hợp là một trong các vị trí kế toán trong doanh nghiệp khá phổ biến. Công việc cụ thể của vị trí này như sau:

  • Kiểm tra, đối chiếu số liệu giữa các kế toán viên phần hàng.
  • Kiểm tra các định khoản đã đúng với các nghiệp vụ phát sinh hay chưa.
  • Kiểm tra sự cân đối giữa số liệu chi tiết và tổng hợp của kế toán.
  • Hạch toán thu nhập, chi phí, khấu hao, công nợ, thuế…và lập báo cáo thuế, quyết toán văn phòng của doanh nghiệp.
  • Theo dõi công nợ, quản lý công nợ của toàn doanh nghiệp.
  • Tham gia kiểm tra số liệu kế toán tại các đơn vị cơ sở.
  • Cung cấp số liệu cho đơn vị chức năng, quản lý trực tiếp, ban lãnh đạo của doanh nghiệp khi có yêu cầu.

Kế toán thuế

Công việc của kế toán thuế bao gồm:

  • Nộp tờ khai thuế GTGT và bảng báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn của doanh nghiệp trong tháng. Kê khai hóa đơn đầu ra, hóa đơn đầu vào theo đúng quy định về thời gian của Luật thuế.
  • Nộp tờ khai thuế TNDN hàng quý với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong quý vừa qua.
  • Nộp báo cáo tài chính năm vừa qua.

Kế toán phí

Kế toán phí là vị trí cuối cùng trong danh sách các vị trí kế toán trong doanh nghiệp hôm nay. Vị trí này bao gồm các công việc cụ thể sau:

  • Mở sổ theo dõi các khoản chi phí theo từng khoản mục và thời gian địa điểm phát sinh.
  • Ghi chép đầy đủ, kịp thời, chính xác các khoản chi phí phát sinh trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp. Kiểm tra tính hợp pháp của các khoản chi phí trong doanh nghiệp.
  • Xác định tiêu thức phân bổ và phân bổ chi phí kinh doanh đã tiêu thụ trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Cung cấp số liệu cho việc kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện chi phí của doanh nghiệp.
Kế toán phí
Kế toán phí

Tạm kết

Trên đây là thông tin về kế toán và cách phân loại các vị trí kế toán trong doanh nghiệp. Hy vọng bài viết đã giúp người làm kế toán nắm được vị trí và công việc của mình. Từ đó hoàn thành tốt công việc và góp phần phát triển doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *