Kiểm toán viên là gì? Các tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán?

Kiểm toán viên là gì? Các tiêu chuẩn để trở thành kiểm toán?

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật
Spread the love

Kiểm toán viên là công việc đòi hỏi trình độ chuyên môn cao nhưng cũng là vị trí mà nhiều kế toán viên hướng đến. Vậy, nghề kiểm toán viên là gì? Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu ngay nhé.

Kiểm toán viên là gì?

Khái niệm về kiểm toán viên là gì được quy định rõ ràng tại Luật Kiểm toán độc lập 2011, Điều 5, Khoản 2. Cụ thể, kiểm toán viên là người được cấp chứng chỉ kiểm toán theo quy định của Pháp luật, hoặc là người có chứng chỉ nước ngoài được Bộ Tài Chính công nhận. Bên cạnh đó cũng cần phải đạt kỳ thi sát hạch về pháp luật Việt Nam. Khi đó, người hành nghề kiểm toán sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo quy định.

Kiểm toán viên phải được cấp chứng chỉ theo quy định để hành nghề
Kiểm toán viên phải được cấp chứng chỉ theo quy định để hành nghề

Công việc của kiểm toán viên là gì?

Kiểm toán viên sẽ thường làm những công việc, nhiệm vụ như sau:

  • Lập kế hoạch, xây dựng chương trình kiểm toán làm định hướng, kim chỉ nam cho toàn bộ công việc về sau.
  • Thu thập, phân tích các số liệu cần thiết để hình thành các bằng chứng về kiểm toán và sử dụng cho những phương pháp kiểm toán về sau.
  • Xác minh tính trung thực của các báo cáo tài chính, mức độ tuân thủ pháp luật.
  • Sau khi hoàn thành quá trình đối chiếu, kiểm toán thông tin cần đưa ra đánh giá, kết luận của quá trình kiểm toán.
  • Thực hiện đưa ra các tư vấn, tham mưu cần thiết cho ban lãnh đạo.

Tìm hiểu thêm: Học kiểm toán ra làm gì? Bí quyết xin việc dân kiểm toán nên biết

Các tiêu chuẩn để làm kiểm toán viên là gì?

Vậy các tiêu chuẩn để làm nghề kiểm toán viên là gì? Dưới đây là những lưu ý mà bạn cần biết về tiêu chuẩn để làm kiểm toán viên. Bao gồm:

Tiêu chuẩn cần có theo quy định Pháp luật

Tiêu chuẩn để làm kiểm soát viên được quy định cụ thể và rõ ràng tại Điều 14, Luật Kiểm toán độc lập năm 2011. Theo đó, tóm tắt các tiêu chuẩn này như sau:

  • Có đầy đủ về năng lực hành vi dân sự.
  • Có phẩm chất đạo đức tốt, liên khiết, khách quan, trung thực, có ý thức trách nhiệm.
  • Có bằng tốt nghiệp đại học trở lên, liên quan đến các chuyên ngành kế toán, tài chính ngân hàng, kiểm toán, hoặc những chuyên ngành khác theo Bộ Tài chính quy định.
  • Có chứng chỉ kiểm toán viên theo Bộ Tài chính quy định.

Trường hợp người có chứng chỉ kiểm toán viên của nước ngoài được công nhận bởi Bộ Tài Chính thì cần phải đạt kỳ thi sát hạch bằng tiếng Việt về Luật pháp Việt Nam. Bên cạnh đó cũng cần có đủ các điều kiện quy định như trên để trở thành kiểm toán viên.

>>> Xem thêm kế toán học những môn gì để có sự chuẩn bị tốt nhất khi muốn bước chân vào ngành kế toán – kiểm toán

Quy định đăng ký hành nghề kiểm toán viên

Luật kiểm toán độc lập 2011, Điều 15, Khoản 1 có quy định về những điều kiện để bạn có thể đăng ký hành nghề kiểm toán viên. Theo đó, tóm tắt những quy định này như sau:

  • Đã được chứng nhận là Kiểm toán viên.
  • Có thời gian làm kiểm toán thực tế từ đủ 36 tháng trở lên.
  • Đã tham gia vào các chương trình cập nhật kiến thức.
Để đăng ký làm kiểm toán viên cần có thời gian thực tế làm kế toán tối thiểu 36 tháng
Để đăng ký làm kiểm toán viên cần có thời gian thực tế làm kế toán tối thiểu 36 tháng

Trong đó, thời gian thực làm kiểm toán có thể hiểu là:

  • Thời gian thực tế làm kiểm toán là khoảng thời gian làm công việc kiểm toán viên tại các doanh nghiệp kiểm toán, căn cứ trên hợp đồng lao động toàn thời gian.
  • Thời gian thực tế làm kiểm toán sẽ được tính từ thời điểm được cấp bằng tốt nghiệp đại học đến khi lập hồ sơ yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán, được tính tròn tháng.

Khi đáp ứng được những điều kiện trên, bạn có thể thực hiện đăng ký hành nghề kiểm toán viên. Khi đăng ký thành công, bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kiểm toán theo Bộ Tài chính quy định.

Tìm hiểu thêm: Phân biệt về sự khác nhau của kế toán và kiểm toán là gì?

Trường hợp nào không được hành nghề kiểm toán

Không phải ai cũng có thể hành nghề kiểm toán viên, vậy những trường hợp không được hành nghề kiểm toán viên là gì? Dưới đây là một số trường hợp không được đăng ký hành nghề theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập 2011, Điều 15, Khoản 1. Tóm tắt như sau:

  • Cán bộ, viên chức, công chức.
  • Người bị cấm hành nghề kiểm toán viên theo các quyết định, bản án của Tòa Án đã có hiệu lực pháp luật.
  • Người đang bị truy cứu trách nhiệm liên quan đến hình sự.
  • Người bị kết án trong các tội liên quan đến kinh tế, các chức vụ liên quan đến kế toán, tài chính chưa được xóa án.
  • Người đang bị áp dụng những biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại phường, xã, thị trấn, đưa vào cơ sở giáo dục, cơ sở chữa bệnh.
  • Người có tiền án liên quan về tội kinh tế từ mức độ nghiêm trọng trở lên.
  • Người bị đình chỉ hành nghề kiểm toán viên.
  • Người có hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến kế toán, tài chính, kiểm toán, quản lý kinh tế, bị xử phạt vi phạm hành chính trong thời hạn một năm kể từ ngày có quyết định xử phạt.
Không phải ai cũng có thể đăng ký làm kiểm toán viên
Không phải ai cũng có thể đăng ký làm kiểm toán viên

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về vị trí kiểm toán viên là gì và các tiêu chuẩn để làm kiểm toán viên là gì với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang tìm kiếm những cơ hội việc làm lương cao liên quan đến vị trí kiểm soát viên nhé.

Tìm hiểu thêm: Kế toán kho làm gì? Công việc của kế toán kho là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *