Thực hiện tính và tạm nộp, quyết toán thuế TNDN là một trong những nhiệm vụ của kế toán tại doanh nghiệp. Tuy vậy, những bạn kế toán chưa có quá nhiều kinh nghiệm thường sẽ khó có thể hiểu hết về TNDN. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy cùng vieclamketoan.vn đi tìm hiểu trong bài viết dưới đây nhé!
Đôi nét về thuế TNDN mà kế toán cần biết
Bạn cần tìm hiểu về khái niệm của thuế TN doanh nghiệp và cách tính thuế như thế nào để hoàn thành công việc của mình. Cụ thể như sau:
Thuế TNDN là gì?
Thuế TNDN (Profit tax) có thể hiểu là một loại thuế trực thu và đánh trực tiếp vào những khoản thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp. Những khoản thu nhập này có thể bao gồm những hạng mục sau:
- Thu nhập từ hoạt động sản xuất.
- Thu nhập từ hoạt động kinh doanh hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ.
- Thu nhập khác theo quy định của pháp luật.
Tuy vậy, trên thực tế chưa có khái niệm cụ thể và chính xác về thuế TN doanh nghiệp. Do đó, khái niệm trên chỉ mang tính chất tham khảo dựa và tổng hợp dựa vào các văn bản pháp luật quy định.
Đối tượng doanh nghiệp nộp thuế
Đa số các tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động, sản xuất, kinh doanh đều cần phải thực hiện nộp thuế TN doanh nghiệp. Doanh nghiệp nào cần đóng thuế thu nhập được quy định tại các văn bản pháp luật bao gồm Thông tư 78/2014/TT-BTC, Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hướng dẫn thi hành, cụ thể:
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định tại pháp luật Việt Nam.
- Doanh nghiệp thành lập theo quy định của nước ngoài nhưng có cơ sở thường trú/không có cơ sở thường trú tại Việt Nam.
- Tổ chức thành lập theo quy định tại luật Hợp tác xã.
- Đơn vị sự nghiệp thành lập theo quy định của pháp luật.
- Tổ chức khác có các hoạt động sản xuất, kinh doanh tạo ra thu nhập.
Ý nghĩa, vai trò của thuế TNDN
Thuế TNDN có vai trò quan trọng với nhà nước, sự phát triển của xã hội, kinh tế. Cụ thể sẽ gồm một số vai trò như sau:
- Là khoản thu lớn của nhà nước và phản ánh được tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
- Cung cấp căn cứ để xây dựng được bức tranh tổng quát về những khoản thu đã/đang và sẽ phát sinh của doanh nghiệp.
- Căn cứ để khuyến khích cho các nhà đầu tư trong – ngoài nước thực hiện đầu tư vào thị trường Việt Nam.
- Tạo ra được cán cân cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp trên thị trường và phù hợp với chủ trương phát triển của Chính phủ.
>>> Xem thêm: Hạch toán thuế TNDN là gì? Cách tính thuế TNDN như thế nào?
Một số lưu ý khác cần biết về thuế TNDN
Bên cạnh những nội dung trên, để có thể vận dụng thuế TNDN hiệu quả hơn, bạn cũng cần phải lưu ý một số vấn đề khác như sau:
Thời hạn quyết toán thuế
Thời hạn để thực hiện quyết toán thuế TN doanh nghiệp được quy định tại Thông từ 156/2013/TT-BTC, Điều 10, Khoản 3, Điểm d, và Điều 8, Khoản 4. Tóm tắt như sau:
- Thời hạn để nộp hồ sơ quyết toán thuế TN doanh nghiệp chậm nhất là ngày thứ 90 kể từ năm tài chính hoặc năm dương lịch kết thúc.
- Trong trường hợp ngày cuối cùng thời hạn giải quyết thủ tục hành chính trùng ngày nghỉ, theo quy định, ngày cuối cùng đó sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo.
Ví dụ như, bạn có thể hiểu rằng ngày quyết toán cuối cùng của thuế TN doanh nghiệp của năm 2020 sẽ là ngày 31/3 năm 2021. Nếu ngày này trùng vào ngày ngày, ngày quyết toán cuối cùng sẽ được tính vào ngày làm việc tiếp theo.
Xác định các chỉ tiêu tính thuế
Những chỉ tiêu để tính thuế TNDN sẽ bao gồm:
Doanh thu
Là toàn bộ tiền bán hàng hóa, tiền cung cấp dịch vụ, tiền gia công mà doanh nghiệp được hưởng. Khoản doanh thu này sẽ được tính bao gồm cả khoản tiền đã và chưa được thu tiền.
Các khoản chi phí được khấu trừ
Được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC, doanh nghiệp sẽ được trừ các chi phí nếu:
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động kinh doanh, sản xuất.
- Khoản chi có đủ hóa đơn, các chứng từ hợp pháp khác theo pháp luật.
- Khoản chi có hóa đơn mua hàng, dịch vụ theo từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng (đã bao gồm thuế GTGT), khi thanh toán có chứng từ thanh toán không sử dụng tiền mặt.
Một số khoản chi và thu nhập khác
- Khoản chi không được khấu trừ: Gồm 37 khoản chi tiết được quy định tại Thông tư 96/2015/TT-BTC, Điều 4.
- Thu nhập khác: Gồm 23 khoản được quy định chi tiết tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 7 và Thông tư 96/2015/TT-BTC, Điều 5).
- Thu nhập miễn thuế: Gồm 12 trường hợp, được quy định tại Thông tư 78/2014/TT-BTC, Điều 8 và Thông tư 96/2015/TT-BTC, Điều 6.
- Thuế suất thu thuế TNDN: Hầu hết được áp dụng mức 20%, một số trường hợp đặc biệt khác sẽ được quy định tại Điều 19 của Thông tư 78/2014/TT-BTC.
>>> Xem thêm: Hạch toán là gì? Bản chất của hạch toán kế toán bạn nên biết
Tạm kết
Hy vọng với những thông tin chia sẻ ở trên, bạn đã hiểu hơn về thuế TNDN là gì. Bạn cần lưu ý kiểm tra đầy đủ thông tin trước khi thực hiện tính, tạm nộp cũng như quyết toán thuế để tránh sai sót. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để cập nhật các tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực cũng như việc làm kế toán nhé!