Bằng chứng kiểm toán là gì? Tổng hợp các quy định mới nhất

Bằng chứng kiểm toán là gì? Tổng hợp các quy định mới nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trong lĩnh vực kế toán, bằng chứng kiểm toán là một phần quan trọng trong quá trình kiểm tra và đánh giá các thông tin tài chính của một tổ chức. Vậy, bằng chứng kiểm toán là gì? Các quy định mới nhất của bằng chứng kiểm toán là gì? Hãy cùng Vieclamketoan.vn giải đáp những thắc mắc đó qua bài viết trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm sau đây nhé.

Bằng chứng kiểm toán là gì?

Bằng chứng kiểm toán là các thông tin, tài liệu, ghi chú kế toán và thông tin khác liên quan mà kiểm toán viên sử dụng để hình thành ý kiến, nhận xét và kết luận về nội dung kiểm toán. Bằng chứng này thu thập thông qua các phương pháp kiểm tra, quan sát, thẩm vấn, xác nhận, tính toán, phân tích, kiểm kê và chọn mẫu.

Có nhiều cách phân loại bằng chứng kiểm toán, bao gồm: 

  • Theo nguồn gốc: Nội bộ đơn vị, lưu trữ bên ngoài, cung cấp bởi bên ngoài như khách hàng. 
  • Theo thủ tục kiểm toán: Phỏng vấn, tính toán, kiểm tra, quan sát, phân tích. 
  • Theo tính thuyết phục của bằng chứng: Thuyết phục hoàn toàn, thuyết phục không hoàn toàn, không thuyết phục.
Có nhiều cách để phân loại bằng chứng kiểm toán
Có nhiều cách để phân loại bằng chứng kiểm toán

Vai trò bằng chứng kiểm toán là gì?

Bằng chứng kiểm toán có nhiều vai trò khác nhau trong quá trình kiểm toán. Cụ thể, vai trò của bằng chứng kiểm toán bao gồm như sau:

  • Cung cấp các bằng chứng và thông tin hỗ trợ trong quá trình kiểm toán.
  • Được sử dụng để xác minh tính chính xác, đáng tin cậy, trung thực của thông tin tài chính và các khía cạnh khác của một tổ chức.
  • Đóng vai trò quan trọng trong việc chứng minh rằng thông tin được báo cáo đúng theo quy định của chuẩn mực kiểm toán, các quy định pháp lý và quy tắc, chính sách của tổ chức.
Bằng chứng kiểm toán có vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ trong quá trình kiểm toán
Bằng chứng kiểm toán có vai trò cung cấp thông tin hỗ trợ trong quá trình kiểm toán

Quy định mới nhất về bằng chứng kiểm toán là gì?

Vậy, những quy định mới nhất về bằng chứng kiểm toán là gì? Mới đây, Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN đã được ban hành. Trong quyết định này có những phần nội dung mới về bằng chứng kiểm toán như sau:

Quy trình thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán

Quy định về thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán theo Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước. Căn cứ theo khoản 2 điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN có những điểm nổi bật sau:

  • Kiểm toán viên nhà nước (KTVNN) sử dụng các phương pháp kiểm toán và thủ tục thu thập bằng chứng kiểm toán như quan sát, kiểm tra, đối chiếu, xác minh, tính toán lại, điều tra, phỏng vấn, phân tích, và thực hiện lại.
  • KTVNN phải có kiến thức và xét đoán chuyên môn để thực hiện kiểm toán hiệu quả và tiết kiệm thời gian.
  • KTVNN phải có hành vi ứng xử chuyên nghiệp và thận trọng trong cuộc kiểm toán. Việc thu thập và đánh giá bằng chứng kiểm toán được thực hiện theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
  • Nếu có dấu hiệu về tài liệu không xác thực, bị sửa đổi hoặc gian lận, KTVNN phải báo cáo cho cấp trên để tiến hành kiểm tra thêm bằng các phương pháp như xác nhận trực tiếp, kiểm tra, đối chiếu, sử dụng chuyên gia và nguồn thông tin khác.
  • KTVNN có thể truy cập và khai thác dữ liệu quốc gia và dữ liệu điện tử liên quan đến hoạt động kiểm toán, tuân thủ quy định về bảo mật và quy định pháp luật.
  • Trong trường hợp cần, KTVNN có thể thuê chuyên gia, tư vấn, giám định theo quy định của Kiểm toán Nhà nước.

Xem thêm: Trợ Lý Kiểm Toán Là Gì? Mô Tả Công Việc Và Các Kỹ Năng Cần Có

Kiểm toán viên nhà nước sẽ cần thu thập bằng chứng kiểm toán
Kiểm toán viên nhà nước sẽ cần thu thập bằng chứng kiểm toán

Quy định về những người tiến hành kiểm tra bằng chứng kiểm toán

Tại khoản 8 Điều 15 Quy trình kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước ban hành kèm theo Quyết định 08/2023/QĐ-KTNN quy định về những người tiến hành kiểm tra quá trình và bằng chứng kiểm toán như sau:

  • Trưởng đoàn tiến hành kiểm tra, rà soát hàng ngày trên cơ sở nhật ký kiểm toán hoặc trao đổi, báo cáo những vấn đề còn vướng mắc, chưa rõ ràng, có khả năng gian lận mà Kiểm toán nhà nước phát hiện.
  • Tổ trưởng đánh giá các công việc mà Kiểm toán nhà nước đã hoàn thành, bao gồm việc xem xét các bằng chứng kiểm toán đã thu thập được, kết quả kiểm toán và ý kiến ​​của Kiểm toán nhà nước.
  • Trưởng đoàn có thể yêu cầu bổ sung các thủ tục kiểm toán, bổ sung nội dung, thu thập thêm bằng chứng kiểm toán nếu thấy cần thiết.
  • Nếu phát hiện có gian lận, Trưởng đoàn phải chỉ đạo làm rõ gian lận tại đơn vị được kiểm toán theo quy định của Kiểm toán nhà nước.
  • Kiểm toán Nhà nước có trách nhiệm thực hiện theo ý kiến ​​chỉ đạo của Tổ trưởng. Tuy nhiên, nếu còn có ý kiến ​​khác nhau, Kiểm toán nhà nước có quyền bảo lưu ý kiến ​​của mình theo quy chế Tổ chức và hoạt động của Kiểm toán nhà nước.
Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán có thể yêu cầu cung cấp thêm nếu cần
Trong quá trình thu thập bằng chứng kiểm toán có thể yêu cầu cung cấp thêm nếu cần

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn hiểu hơn về khái niệm bằng chứng kiểm toán là gì, các quy định mới nhất của bằng chứng kiểm toán là gì? Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào TopCV.vn để tham khảo thêm các tin tức khác liên quan đến lĩnh vực kế toán – kiểm toán. Đặc biệt, bạn có thể nhanh chóng tiếp cận ngay với những cơ hội việc làm hấp dẫn với mức thu nhập “khủng” để không bỏ qua bất kỳ cơ hội thăng tiến, phát triển trong sự nghiệp kế-kiểm của mình.

Tìm hiểu thêm: SOA là gì trong kế toán? Vai trò và những ứng dụng của SOA

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *