Lợi nhuận thuần là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính và tối ưu

Lợi nhuận thuần là gì? Hướng dẫn chi tiết cách tính và tối ưu

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lợi nhuận thuần là một chỉ số quan trọng để đánh giá hiệu quả kinh doanh của một công ty, doanh nghiệp. Vậy, lợi nhuận thuần là gì? Trong bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm này, hãy cùng Vieclamketoan.vn tìm hiểu về lợi nhuận thuần là gì, cách tính và nguyên tắc tối ưu hóa chỉ số này.

Lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là lợi nhuận bán hàng còn lại sau khi trừ đi tất cả các chi phí như chi phí hoạt động, lãi suất, thuế và cổ tức ưu đãi từ tổng doanh thu của công ty. Chỉ số này đại diện cho lợi nhuận thực tế mà một công ty đã kiếm được sau khi đã tính đến tất cả các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh của nó.

Bên cạnh khái niệm về lợi nhuận thuần là gì, bạn cũng cần tìm hiểu thêm về khái niệm lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận gộp là gì. Cụ thể như sau:

  • Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là lợi nhuận thu về từ hoạt động kinh doanh thuần của doanh nghiệp. Đây là khoản chênh lệch ròng giữa doanh thu thu được và các chi phí phát sinh trong kỳ, bao gồm cả giá thành sản phẩm. 
  • Lợi nhuận gộp là phần lợi nhuận sau khi trừ đi chi phí liên quan đến sản xuất, bán hàng hoặc cung cấp dịch vụ của công ty.

Xem thêm: Lợi nhuận sau thuế là gì? Ý nghĩa và cách tính lợi nhuận sau thuế

Tìm hiểu chi tiết về khái niệm LN thuần là gì
Tìm hiểu chi tiết về khái niệm lợi nhuận thuần là gì

Cách tính lợi nhuận thuần là gì?

Sau khi hiểu được khái niệm của lợi nhuận thuần là gì và lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh là gì. Để tính lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh, ta có thể sử dụng công thức sau: 

Lợi nhuận thuần = Doanh thu thuần – Giá vốn hàng bán + (Doanh thu hoạt động tài chính – Chi phí tài chính) – (Chi phí bán hàng + chi phí quản lý doanh nghiệp). 

Hoặc lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh có thể được tính bằng công thức:

Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh = Doanh thu thuần – Giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ. 

Trong đó:

  • Doanh thu thuần là doanh thu sau khi trừ đi các chi phí phát sinh như giảm giá bán, thuế tiêu thụ đặc biệt, hàng bán bị trả lại, chiết khấu thương mại và thuế xuất nhập khẩu. 
  • Giá vốn hàng bán là toàn bộ chi phí đầu tư để sản xuất hàng hóa, bao gồm nguyên vật liệu, chi phí vận chuyển và lương cho nhân sự. 
  • Doanh thu hoạt động tài chính bao gồm lãi từ cho thuê tài chính, các khoản thu phát sinh từ bản quyền, cổ tức và lợi nhuận từ việc cho vay của doanh nghiệp. 
  • Chi phí tài chính là các chi phí liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: 7 nguyên tắc kế toán cơ bản – ví dụ minh họa cập nhật 2023

LN thuần là phần chênh lệch giữa doanh thu, giá sản phẩm và chi phí
Lợi nhuận thuần là phần chênh lệch giữa doanh thu, giá sản phẩm và chi phí

Cách tính tỷ suất lợi nhuận thuần

Bên cạnh tính lợi nhuận thuần, bạn cũng cần biết cách tính của tỷ suất lợi nhuận thuần. Tỷ suất chính là chỉ số cho biết doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần khi nhận được một đồng doanh thu. Công thức tính tỷ suất lợi nhuận thuần như sau:

Tỷ suất lợi nhuận thuần = (Lợi nhuận sau thuế/Doanh thu thuần)*100

Trong đó:

  • Các doanh nghiệp có tỷ suất lợi nhuận cao thường có lợi thế cạnh tranh trên thị trường, kiểm soát tốt hơn các chi phí hoạt động, có biên lợi nhuận cao so với đối thủ cạnh tranh. 
  • Nếu tỷ suất này thấp, doanh nghiệp có thể đang kinh doanh kém hiệu quả, cần xem xét lại các chi phí. 
  • Trường hợp tỷ suất lợi nhuận bằng 0 hoặc âm là tín hiệu cho thấy doanh nghiệp đang bị thua lỗ, khó có thể tiếp tục mở rộng sản xuất kinh doanh.
Tỷ suất lợi nhuận thuần cũng là một chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm
Tỷ suất lợi nhuận thuần cũng là một chỉ số quan trọng mà bạn cần quan tâm

Nguyên tắc tối ưu hóa lợi nhuận thuần là gì?

Trên thực tế, để tối ưu hóa lợi nhuận thuần và kinh doanh có lãi là một bài toán khó và là mục tiêu hoạt động của mỗi doanh nghiệp. Để là được điều đó, doanh nghiệp có thể áp dụng các nguyên tắc tối ưu hóa lợi nhuận thuần sau:

Đảm bảo giải quyết được bài toán tài chính: Thu – Chi >0

Để đạt lợi nhuận, tất cả các bài toán tài chính của doanh nghiệp đều cần tuân thủ nguyên tắc cơ bản “Doanh thu phải lớn hơn Chi phí”. Để thực hiện điều này, doanh nghiệp cần chú ý những nguyên tắc sau:

  • Quản lý nguồn thu và nguồn chi dựa trên ước lượng, dự đoán, kết hợp với phân tích đầy đủ để tối ưu nguồn thu, giảm chi phí.
  • Kiểm soát công nợ thường xuyên, chặt chẽ, áp dụng chính sách xử lý nợ một cách nghiêm ngặt để tránh mất khả năng thanh toán, tăng chi phí lãi vay.
  • Kiểm soát chặt chẽ vật tư hàng hóa, tồn kho, quản lý chặt quá trình vận chuyển hàng hóa để tránh tình trạng ứ đọng vốn, tăng khả năng xoay vòng vốn lưu động.
  • Lập kế hoạch tài chính rõ ràng để quản lý dòng tiền và kế hoạch thu trả nợ một cách hiệu quả.

Tìm hiểu thêm: Account receivable là gì và cách sử dụng khoản phải thu

Doanh nghiệp cần đảm bảo bài toán thu - chi để tối ưu lợi nhuận thuần
Doanh nghiệp cần đảm bảo bài toán thu – chi để tối ưu lợi nhuận thuần

Luôn nắm rõ nguyên tắc thu chi để tối ưu hóa lợi nhuận

Trong doanh nghiệp, nguyên tắc thu chi phải đảm bảo 3 vấn đề chính sau: kế hoạch dòng tiền, cân đối thu chi và thu lại vốn đầu tư.  

Đối với việc tăng thu và giảm chi luôn là bài toán đau đầu với người đứng đầu doanh nghiệp, cần phân biệt giữa đầu tư và chi tiêu hàng ngày. Từ đó mới có thể đưa ra sự đánh giá về việc đầu tư có mang lại hiệu quả và lợi nhuận cho doanh nghiệp hay không.

Bên cạnh đó, cũng có một số doanh nghiệp chỉ tập trung vào các hoạt động sinh lời ngay mà bỏ qua đầu tư, phát triển dài hạn với lý do giảm chi để cắt lỗ. Điều này dẫn đến thiếu sự sáng tạo và cạnh tranh trong sản phẩm của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Kỳ kế toán là gì và những thông tin bạn cần biết về kỳ kế toán

Để tối ưu lợi nhuận thuần cần nắm rõ các nguyên tắc liên quan
Để tối ưu lợi nhuận thuần cần nắm rõ các nguyên tắc liên quan

Xây dựng kế hoạch tài chính để đảm bảo lưu thông dòng tiền

Việc lập kế hoạch tài chính cực kỳ quan trọng cho một doanh nghiệp vì nó liên quan đến việc xác định mục tiêu tài chính và cách sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu này. 

Quá trình lập kế hoạch tài chính bao gồm việc dự báo doanh thu, chi phí và sử dụng các báo cáo tài chính như dòng tiền, bảng cân đối, thu nhập…trong quá khứ để tạo ra báo cáo tài chính trong tương lai sao cho phù hợp với mục tiêu và ưu tiên của doanh nghiệp.

Tìm hiểu thêm: Hướng dẫn chi tiết cách lập bảng cân đối kế toán theo quy định mới nhất

Tối ưu hóa LN là bài toán đau đầu với các công ty, doanh nghiệp
Tối ưu hóa lợi nhuận là bài toán đau đầu với các công ty, doanh nghiệp

Hiểu rõ sức mạnh của công cụ quản trị quản trị tài chính

Quản lý tài chính là một phần quan trọng trong thành công kinh doanh. Chủ doanh nghiệp cần theo dõi chi tiết về các mặt hàng và dự án để phát triển kế hoạch hợp lý.

Để hỗ trợ việc này, nhiều doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản trị tài chính tổng thể thay vì chỉ dựa vào phần mềm kế toán đơn thuần. Một số phần mềm như EXCEL, MISA AMIS và MISA SME là các phần mềm tự động cung cấp các chỉ tiêu lợi nhuận và các số liệu tài chính chi tiết khác, giúp chủ doanh nghiệp ra quyết định điều hành. Đặc điểm của các phần mềm này bao gồm:

  • Cung cấp các chỉ tiêu doanh thu, chi phí, lợi nhuận trên báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh để hỗ trợ quyết định sản xuất, kinh doanh hiệu quả. 
  • Các công cụ này cũng cung cấp các số liệu báo cáo chi tiết về chi phí, lợi nhuận từng mặt hàng, thị trường. Từ đó giúp chủ doanh nghiệp nắm bắt được mặt hàng, thị trường nào đang kinh doanh hiệu quả để đưa ra kế hoạch hợp lý.
  • Với tính năng di động, chủ doanh nghiệp có thể dễ dàng theo dõi tình hình doanh nghiệp từ nhiều thiết bị khác nhau như điện thoại di động, laptop,… bằng cách kết nối internet.

Hiện nay hầu hết các doanh nghiệp luôn nỗ lực tìm kiếm sự hỗ trợ của các công cụ quản trị tài chính hay các phần mềm tích hợp quản lý tổng thể phù hợp với quy mô và tình hình hoạt động của doanh nghiệp, bởi nếu chỉ sử dụng một phần mềm kế toán đơn thuần sẽ làm cho khâu quản lý bị rời rạc.

Tìm hiểu thêm: Hạch toán là gì và những bản chất cần biết về hạch toán kế toán

Hãy sử dụng các công cụ để hỗ trợ tối ưu lợi nhuận
Hãy sử dụng các công cụ để hỗ trợ tối ưu lợi nhuận thuần

Tầm quan trọng trong kinh doanh của lợi nhuận thuần là gì?

Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng nhất trong kinh doanh vì cho thấy khả năng của một công ty hoạt động có lãi hay không. Dưới đây là một số tầm quan trọng của lợi nhuận thuần trong kinh doanh mà bạn nên biết: 

  • Đánh giá hiệu quả hoạt động: Lợi nhuận thuần cho thấy mức độ thành công của công ty trong việc tạo ra lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh chính. Từ đó cho phép người quản lý, các nhà đầu tư đánh giá hiệu quả của chiến lược kinh doanh và khả năng tạo ra giá trị tăng cho cổ đông.
  • Đo lường khả năng sinh lời: Chỉ số này cũng cho thấy khả năng sinh lời từ doanh nghiệp. Từ đó xác định xem mô hình kinh doanh, hoạt động của công ty có cơ sở để tạo ra lợi nhuận bền vững hay không.
  • Quyết định đầu tư: Chỉ số lợi nhuận thuần cung cấp thông tin quan trọng để đánh giá khả năng sinh lời của công ty và hỗ trợ quyết định đầu tư. Người đầu tư cần quan tâm đến mức lợi nhuận mà công ty có thể tạo ra, vì nó ảnh hưởng đến giá trị cổ phiếu, khả năng nhận cổ tức của nhà đầu tư.
  • Quản lý tài chính: Lợi nhuận thuần cũng là một yếu tố quan trọng trong quản lý tài chính của công ty. Chỉ số này giúp đánh giá khả năng thanh toán nợ, đầu tư vào nâng cấp công nghệ và mở rộng kinh doanh.
  • Định giá công ty: Lợi nhuận thuần cung cấp thành phần trong các phương pháp định giá công ty, ví dụ như phương pháp PE (Price-to-Earnings) để xác định giá trị thị trường của công ty.
Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng trong kinh doanh
Lợi nhuận thuần là chỉ số quan trọng trong kinh doanh

Hy vọng những kiến thức trong bài viết này có thể giúp bạn nắm rõ về khái niệm lợi nhuận thuần là gì, cách tính lợi nhuận thuần, tỷ suất lợi nhuận thuần và nguyên tắc tối ưu lợi nhuận thuần là gì. 

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm các kiến thức, thông tin liên quan đến lĩnh vực kế toán tại TopCV.vn. Đặc biệt là những tin tức liên quan đến xu hướng, thị trường việc làm kế toán. Từ đó bạn cũng có thêm các dữ liệu để làm cơ sở cho quá trình phát triển sự nghiệp của mình tốt hơn.

Xem thêm: Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ Cụ Thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *