SOA là gì trong kế toán? Vai trò và những ứng dụng của SOA

SOA là gì trong kế toán? Vai trò và những ứng dụng của SOA

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Trong kế toán thường có rất nhiều thuật ngữ chuyên ngành khác nhau, trong đó, SOA là một thuật ngữ khá phổ biến. Vậy, SOA là gì trong kế toán, vai trò, những ứng dụng của SOA là gì trong kế toán ngày nay? Hãy cùng Vieclamketoan.vn tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này trong bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm dưới đây nhé.

SOA là gì trong kế toán?

SOA (Statement of Account) là bảng báo cáo tài khoản hoặc bản sao kê tài khoản. Đây là một báo cáo tài chính tổng hợp mô tả các giao dịch và tình trạng tài khoản của một khách hàng, đối tác kinh doanh trong một khoảng thời gian nhất định. SOA cung cấp cái nhìn tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng, bao gồm các giao dịch mua bán, thanh toán, số dư hiện tại và thông tin liên quan khác.

SOA thường được tạo ra và cung cấp định kỳ, ví dụ như hàng tháng hoặc hàng quý. Điều này cho phép doanh nghiệp và khách hàng có thể theo dõi sự thay đổi trong số dư tài khoản và tiến hành các hoạt động tài chính phù hợp. SOA không chỉ áp dụng trong lĩnh vực kinh doanh mà còn được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau như ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ tài chính,…

Tìm hiểu về SOA là gì trong kế toán
Tìm hiểu về SOA là gì trong kế toán

Vai trò và ứng dụng của của SOA là gì trong kế toán?

Dưới đây là những vai trò, ứng dụng thường gặp để bạn có thể giải đáp được vai trò, ứng dụng của SOA là gì trong kế toán. Cụ thể như sau:

Quản lý công nợ khách hàng

Đối với quản lý công nợ khách hàng trong kế toán, SOA đóng vai trò quan trọng và hữu ích. Cụ thể, SOA sẽ giúp ích cho quá trình thực hiện kế toán công nợ ở những khía cạnh như sau:

  • Cho phép doanh nghiệp xem xét và kiểm tra các khoản nợ chưa thanh toán của khách hàng. Điều này giúp doanh nghiệp xác định được số lượng, giá trị và thời gian quá hạn của các khoản nợ chưa thanh toán từ khách hàng.
  • Cung cấp thông tin về các khoản thanh toán đã được khách hàng thực hiện.
  • Cho phép doanh nghiệp biết được số dư nợ hiện tại của khách hàng. Từ đó giúp doanh nghiệp có thể nắm bắt chính xác về tình hình công nợ, quản lý công nợ hiệu quả hơn.
  • Là một công cụ hữu ích để theo dõi quá trình thu nợ và quản lý công nợ của doanh nghiệp.
  • Giúp doanh nghiệp xác định các khách hàng có xu hướng nợ nhiều và thiếu thanh toán, từ đó đưa ra các biện pháp quản lý công nợ như thiết lập chính sách thanh toán, áp dụng các biện pháp khuyến khích thanh toán đúng hạn, hoặc thương lượng các phương thức thanh toán khác.
SOA đóng vai trò quan trọng trong quản lý công nợ khách hàng
SOA đóng vai trò quan trọng trong quản lý công nợ khách hàng

Kiểm tra và phân tích tài chính

Cung cấp cơ sở dữ liệu tài chính chi tiết, chính xác cho quá trình kiểm tra, phân tích tài chính của doanh nghiệp là một câu trả lời khác nếu bạn đang tìm hiểu các vai trò của SOA là gì trong kế toán. Theo đó, cách SOA trong kế toán được sử dụng để kiểm tra, phân tích tài chính như sau:

  • Cung cấp một bản tường trình chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp. Bao gồm các thông tin như các khoản thu, chi, các khoản nợ, khoản có trong tài khoản.
  • Bằng cách phân tích các số liệu trong SOA, các nhân viên kế toán và nhà quản lý có thể xác định xu hướng tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ như nhận ra các biến động tài chính, sự tăng trưởng hoặc suy giảm của doanh thu, lợi nhuận, các vấn đề tiềm ẩn như nợ xấu, khoản phải thu không thể thu, hoặc chi phí quá cao
  • Dựa trên thông tin từ SOA, doanh nghiệp, tổ chức có thể đưa ra các biện pháp và quyết định kinh doanh phù hợp. 
SOA sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp
SOA sẽ cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính của doanh nghiệp

Xác nhận giao dịch và thanh toán

SOA cung cấp thông tin chi tiết về các giao dịch đã được thực hiện, số tiền đã được thanh toán và các thông tin liên quan khác. Đây cũng là một trong các câu trả lời để bạn có thể hiểu hơn về vai trò của SOA là gì trong kế toán. Cụ thể như sau:

  • SOA cung cấp dữ liệu chi tiết về các giao dịch đã được thực hiện giữa các bên. Ví dụ như các khoản thu, chi, mua bán và các giao dịch tài chính khác.
  • Cung cấp thông tin về các khoản thanh toán đã được thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định. 
  • Đảm bảo tính chính xác và minh bạch trong quá trình thanh toán và giao dịch. Thông qua SOA, các bên tham gia có thể kiểm tra, so sánh thông tin trong các bản ghi giao dịch của mình với thông tin trong SOA, từ đó xác nhận tính chính xác của dữ liệu và tránh những sai sót, tranh chấp có thể xảy ra.
  • Trong trường hợp có tranh chấp về giao dịch và thanh toán, SOA cung cấp một tài liệu cơ sở để làm rõ các thông tin liên quan. Từ đó, các bên có thể phân tích và giải quyết tranh chấp một cách minh bạch, công bằng.
Từ SOA, kế toán có thể thực hiện xác nhận giao dịch và các thanh toán liên quan
Từ SOA, kế toán có thể thực hiện xác nhận giao dịch và các thanh toán liên quan

Tìm hiểu thêm: Kế toán thanh toán là gì và làm những công việc như thế nào?

Tạo dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng

Bằng cách cung cấp thông tin chi tiết, minh bạch về các giao dịch, tình hình tài chính, SOA giúp xây dựng sự tin tưởng, đối tác giữa doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể như sau:

  • SOA cung cấp thông tin chi tiết và minh bạch.Từ đó, khách hàng có thể dễ dàng theo dõi, kiểm tra các giao dịch đã thực hiện, hiểu rõ về tình hình tài chính của mình. Điều này giúp tạo ra một môi trường minh bạch, khách quan, tin cậy giữa doanh nghiệp và khách hàng.
  • SOA giúp xác thực tình hình tài chính của khách hàng. Khách hàng có thể xem xét các giao dịch, số dư tài khoản và các thông tin liên quan khác. Việc xác thực này giúp tạo ra lòng tin, sự an tâm cho khách hàng về quy trình kế toán, xử lý tài chính của doanh nghiệp.
  • SOA cung cấp thông tin giúp khách hàng giải đáp các thắc mắc liên quan đến các khoản nợ, số dư, các thông tin tài chính khác. 
  • Có thể được sử dụng trong việc giải quyết các tranh chấp về thanh toán hoặc các giao dịch không rõ ràng.
  • SOA là một phần quan trọng trong việc xây dựng hình ảnh chuyên nghiệp và uy tín của doanh nghiệp.
SOA giúp doanh nghiệp có cơ sở xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng
SOA giúp doanh nghiệp có cơ sở xây dựng mối quan hệ tin cậy với khách hàng

Tìm hiểu thêm: Hạch toán là gì và những bản chất cần biết về hạch toán kế toán

Cấu trúc và thành phần của SOA trong kế toán

SOA bao gồm một cấu trúc cụ thể và các thành phần quan trọng để cung cấp thông tin chi tiết về tình hình tài chính. Dưới đây là những thành phần chính của một SOA là gì trong kế toán để bạn có thể tham khảo:

Thông tin các bên liên quan

Thông thường, ở một SOA cơ bản sẽ gồm thông tin của công ty, tổ chức và khách hàng. Cụ thể như sau:

  • Thông tin công ty: Trong một SOA, thông tin liên hệ của công ty được cung cấp để khách hàng có thể liên hệ và gửi yêu cầu liên quan đến tài khoản của họ. Thông tin này bao gồm tên công ty, địa chỉ, số điện thoại và thông tin liên lạc khác.
  • Thông tin khách hàng: SOA cũng chứa các thông tin liên hệ của khách hàng để công ty có thể xác định đúng người chủ tài khoản. Từ đó đảm bảo rằng thông tin được gửi đến đúng địa chỉ và người nhận.
Cần có thông tin về các bên liên quan trong SOA
Cần có thông tin về các bên liên quan trong SOA

Phạm vi dữ liệu của SOA

Trong SOA, phạm vi dữ liệu được chỉ định để xác định khoảng thời gian mà tài khoản được phân tích. Thông thường, SOA sẽ bao gồm các giao dịch và thông tin tài chính trong một khoảng thời gian nhất định, chẳng hạn như tháng hoặc quý.

Tóm tắt tài khoản

Mục này cung cấp một tóm tắt tổng quan về tình hình tài chính của khách hàng. Thường sẽ bao gồm các thông tin như:

  • Số dư đầu kỳ: Đây là số tiền phải trả từ kỳ trước, được hiển thị như số dư ban đầu của khoản thanh toán. Nếu khách hàng không có khoản nợ chưa thanh toán từ kỳ trước, số dư đầu kỳ có thể là 0.
  • Số tiền được lập hóa đơn: Đây là tổng số tiền mà công ty lập hóa đơn cho khách hàng trong khoảng thời gian hiện tại, cho biết các khoản phải trả mới được tạo ra và được hiển thị trong SOA.
  • Số tiền đã thanh toán: Đây là tổng số tiền mà khách hàng đã thanh toán cho công ty trong khoảng thời gian được xem xét, cho biết các khoản đã được thanh toán và giảm bớt số tiền còn nợ.
  • Số dư đến hạn: Đây là số tiền mà khách hàng chưa thanh toán cho hàng hóa hoặc dịch vụ mà công ty cung cấp. Nó cho biết số tiền mà khách hàng còn nợ đối với công ty và cần thanh toán trong khoảng thời gian tới.
Cần có nội dung tóm tắt tài khoản, tình hình tài chính trong SOA
Cần có nội dung tóm tắt tài khoản, tình hình tài chính trong SOA

Thông tin hóa đơn

Đây là một thành phần quan trọng khi bạn đang tìm hiểu về cấu trúc của SOA là gì trong kế toán cần có, phần thông tin này sẽ bao gồm các yếu tố sau:

  • Ngày: Bao gồm ngày công ty gửi hóa đơn, ghi tín dụng.
  • Tham chiếu: Thường là số hóa đơn hoặc mã giao dịch tương ứng. Số tham chiếu này giúp liên kết giao dịch trong SOA với các tài liệu liên quan và sổ tiền mặt của công ty.
  • Số tiền: Đại diện cho số tiền được ghi trên giấy báo có hoặc hóa đơn bán hàng được gửi cho khách hàng.
  • Mô tả: Mô tả chi tiết loại giao dịch hoặc tài liệu có ảnh hưởng đến khách hàng, chẳng hạn như hoàn tiền, thanh toán, hoặc mua bán hàng. 
  • Thanh toán: Ghi nhận bất kỳ khoản thanh toán nào mà khách hàng đã thực hiện trong tháng. 
  • Số dư đến hạn: Cho thấy số tiền mà khách hàng hiện đang nợ công ty.

Tìm hiểu thêm: Kỳ kế toán là gì và những thông tin bạn cần biết về kỳ kế toán

Các thông tin bổ sung

Ngoài các thành phần trên, SOA có thể bao gồm các thông tin bổ sung khác như:

  • Số dư hiện tại của khách hàng hiện đang nợ tổ chức là bao nhiêu.
  • Chuyển tiền: Số tiền mà khách hàng trả để mua sản phẩm/dịch vụ của công ty.
  • Thông tin thanh toán.
  • Ngày hết hạn trong tháng trước khi doanh nghiệp chuyển qua kỳ giao dịch trong tháng mới.
  • Các điều khoản hợp đồng liên quan đến tài khoản.
Trong SOA sẽ có nhiều thông tin khác nhau
Trong SOA sẽ có nhiều thông tin khác nhau

Trên đây là những thông tin liên quan để giúp bạn giải đáp rõ hơn về câu hỏi SOA là gì trong kế toán. Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV.vn để tham khảo thêm nhiều thông tin thú vị liên quan đến lĩnh vực này.

Đặc biệt, nền tảng tuyển dụng TopCV.vn sẽ giúp bạn dễ dàng nắm bắt được xu hướng ngành nghề, việc làm kế toán. Từ đó, bản thân bạn sẽ đưa ra được những định hướng nghề nghiệp phù hợp hơn cho hành trình sự nghiệp của mình.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Vòng Quay Khoản Phải Trả Là Gì? Công Thức Tính Và Ví Dụ Cụ Thể

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *