nguyen-tac-dinh-khoan-ke-toan

Định khoản kế toán là gì? Các nguyên tắc định khoản kế toán

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Được xem là một trong những nghiệp vụ cần thiết của doanh nghiệp, tuy vậy không phải ai cũng hiểu rõ về định khoản kế toán là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vấn đề này, hãy tham khảo ngay bài viết của vieclamketoan.vn về “Định khoản kế toán là gì? Các nguyên tắc định khoản kế toán” ngay sau đây.

Những điều cần biết về định khoản kế toán là gì?

Việc hiểu được định khoản kế toán là gì, ý nghĩa của hoạt động này sẽ giúp cho công việc của nhân viên kế toán được hiệu quả hơn. Cụ thể nội dung như sau:

Định khoản kế toán là gì?

Định khoản kế toán là tên gọi khác của hạch toán kế toán. Đây là một hoạt động, nhiệm vụ với mục đích ghi chép, xác định tài khoản bên nào là bên ghi Nợ, bên nào là bên ghi Có số tiền nghiệp vụ kế toán phát sinh. Để có thể thực hiện được định khoản kế toán, bạn sẽ cần nắm rõ được bảng hệ thống tài khoản của kế toán.

Hiểu đơn giản hơn, định khoản kế toán chính là việc ghi nhận những thông tin kế toán. Việc ghi chép này sẽ được thực hiện vào tài khoản phù hợp, đảm bảo đúng với giá trị giao dịch và được thực hiện thông qua hoạt động phân tích nghiệp vụ.

Những điều cần biết về định khoản kế toán là gì?
Những điều cần biết về định khoản kế toán là gì?

Ý nghĩa định khoản kế toán

Vậy, ý nghĩa của việc định khoản kế toán là gì? Như đã giải thích ở phần khái niệm định khoản kế toán là gì, bạn có thể thấy đây là một quá trình cần thiết với hoạt động kế toán của doanh nghiệp. Qua định khoản kế toán, doanh nghiệp sẽ:

  • Nhận biết được số tài khoản nợ hiện tại là bao nhiêu?
  • Xác định được mức chi phí cần thiết để bù vào tài khoản nợ bao nhiêu?
  • Giúp doanh nghiệp có thể kiểm soát được nếu có nhiều loại tài khoản kế toán, nhiều mặt hàng, sản phẩm khác nhau.

Nguyên tắc định khoản kế toán là gì?

Trong quá trình thực hiện định khoản kế toán, bạn cần lưu ý một số nguyên tắc định khoản như sau:

  • Ghi bên Nợ trước, ghi bên Có sau với các tài khoản kế toán.
  • Trong quá trình ghi Nợ – Có, phần dòng ghi Có cần so le với dòng ghi Nợ.
  • Nếu xuất hiện đối tượng kế toán có biến động tăng/giảm, thì phải tách biệt biến động tăng ghi 1 bên và biến động giảm ghi một bên.
  • Tổng giá trị bên Có phải bằng tổng giá trị bên Nợ.
  • Với các tài khoản kế toán có biến động, tăng bên nào, số dư cần phải được ghi tương ứng với bên đó.
  • Những tài khoản lưỡng tính như 131, 1388, 136, 331, 336, 333,… có thể được sử dụng cho cả bên ghi Nợ và bên Ghi có.
  • Những tài khoản loại 5, 6, 7, 8, 9 hầu hết sẽ không có số dư.

>>> Xem thêm: Tổng hợp cách định khoản kế toán nhanh và hiệu quả

Khi thực hiện định khoản cần nắm rõ các nguyên tắc cần thiết
Khi thực hiện định khoản cần nắm rõ các nguyên tắc cần thiết

Một số lưu ý khi sử dụng định khoản kế toán

Định khoản kế toán đóng vai trò quan trọng với kế toán viên và doanh nghiệp. Đây là một trong những hoạt động góp phần giúp doanh nghiệp, nhà đầu tư, nhà nước hiểu hơn về doanh nghiệp. Do đó, khi định khoản kế toán cần phải thực hiện chính xác.

Đặc biệt, kế toán viên sẽ là người thực hiện xem xét về những yếu tố, chương trình, vấn đề, dự án liên quan đến hoạt động kinh tế, tài chính. Những điều này cần phải phù hợp, được cấp trên yêu cầu thì mới được thông qua. Vì vậy, khi thực hiện nghiệp vụ định khoản kế toán, bạn sẽ cần lưu ý một số vấn đề sau đây:

Nhật ký chung của doanh nghiệp

Kế toán viên cần lưu ý xem lại những cuốn nhật ký chung của doanh nghiệp, tổ chức trước khi thực hiện định khoản kế toán. Những tài liệu này thường sẽ ghi lại các thông tin, kế hoạch chi tiêu của doanh nghiệp, tổ chức trong quá khứ.

Quá trình xem lại nhật ký chung sẽ giúp bạn có thể cập nhật thêm nhiều thông tin hơn về hoạt động định khoản trước đó. Ngoài ra, những thông tin từ nhật ký chung sẽ giúp bạn có cơ sở, căn cứ để điều chỉnh định khoản, hoạt động kế toán liên quan phù hợp hơn với văn hóa của doanh nghiệp, tình hình kinh tế hiện tại.

Các tài khoản kế toán lưỡng tính

Một trong những vấn đề khác cần lưu ý chính là tài khoản kế toán lưỡng tính (ví dụ như 133, 136, 338,…). Những tài khoản này sẽ phù hợp khi doanh nghiệp phát sinh những nghiệp vụ kế toán đầu tiên và bạn chưa biến nên lựa chọn tài khoản kế toán nào.

Dựa vào sự phân loại này, kế toán tổng hợp và kế toán trưởng sẽ thực hiện cân nhắc loại tài khoản phù hợp sau đó. Vì vậy, khi sử dụng các tài khoản lưỡng tính, bạn nên ghi chú lại trường hợp và lí do vì sao bạn sử dụng nó.

Tìm hiểu rõ ràng, chi tiết về chế độ kế toán

Bên cạnh những lưu ý trên, trước khi thực hiện định khoản kế toán, bạn nên tìm hiểu, đọc kỹ về những chế độ liên quan đến kế toán của doanh nghiệp. Điều này đặc biệt cần thiết với những bạn kế toán viên chưa có nhiều kinh nghiệm, mới làm việc tại tổ chức, doanh nghiệp.

Khi nắm rõ về các chế độ kế toán, bạn có thể có thêm nhiều thông tin, cơ sở để đối chiếu hơn trong quá trình thực hiện định khoản. Ngoài ra, vấn đề này cũng sẽ giúp đảm bảo được bạn có định khoản chính xác, phù hợp với công ty, doanh nghiệp mình đang làm việc hay không.

>>> Có thể bạn quan tâm: Sổ kế toán là gì? Tìm hiểu cách phân loại sổ kế toán

Tìm hiểu rõ ràng, chi tiết về chế độ kế toán trước khi thực hiện định khoản
Tìm hiểu rõ ràng, chi tiết về chế độ kế toán trước khi thực hiện định khoản

Tạm kết

Hy vọng với những thông tin được chia sẻ ở trên, bạn sẽ hiểu hơn về định khoản kế toán là gì, những nguyên tắc định khoản kế toán là gì. Có thể thấy rằng, hoạt động định khoản kế toán là không thể thiếu đối với doanh nghiệp hoặc các tổ chức kinh tế hiện nay. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *