Vòng quay khoản phải thu là chỉ số quan trọng giúp doanh nghiệp kiểm soát tốt các khoản nợ cần thu. Vậy bản chất vòng quay khoản phải thu là gì? Công thức tính và ý nghĩa của vòng quay phải thu? Cùng Vieclamketoan tìm hiểu chi tiết hơn nhé.
Hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?
Hệ số vòng quay khoản phải thu (Receivable Turnover ratio) là phép tính trong kế toán nhằm kiểm tra hiệu quả của một công ty khi cần thu hồi các khoản phải thu, khoản nợ khách hàng gia tăng. Tỷ lệ vòng quay các khoản thu là thước đo tài chính hiệu quả trong việc thu hồi các khoản thu. Doanh nghiệp dựa vào tỷ lệ này để biết số lần công ty thu hồi các khoản phải thu trong năm.
Tìm hiểu thêm: Khoản Phải Thu – Account Receivable Là Gì Và Cách Sử Dụng
Cách tính hệ số vòng quay khoản thu đơn giản
Tỷ lệ quay vòng các khoản thu được tính bằng cách chia doanh số tín dụng thuần cho các khoản phải thu trung bình.
Công thức tính tham khảo
Chỉ số vòng quay khoản thu được tính toán chính xác để xác định rõ khả năng thu hồi các khoản. Có thể sử dụng công thức tính vòng quay khoản thu sau:
Tỷ lệ vòng quay các khoản phải thu = Doanh số bán tín dụng ròng/Các khoản phải thu trung bình
Trong đó:
- Doanh số tín dụng ròng là tổng số tiền bán hàng được thực hiện trên tín dụng trong một khoảng thời gian cụ thể.
- Các khoản phải thu trung bình là số bình quân của khoản thu đầu và khoản thu cuối.
Dựa vào công thức này, các doanh nghiệp có thể tính toán hiệu quả hoạt động của mình. Để tính được hệ số trên, bạn cần thực hiện các bước như sau
- Bước 1: Tính toán doanh số bán tín dụng ròng = Tổng doanh số bán tín dụng trong kỳ – Doanh số bán tín dụng được khách hàng thanh toán bằng tiền mặt.
- Bước 2: Tính bình quân các khoản phải thu = Bình quân các khoản phải thu đầu kỳ và cuối kỳ.
- Bước 3: Tính vòng quay khoản cần thu = Lấy kết quả doanh số bán tín dụng ròng (bước 1)/ chia cho bình quân các khoản phải thu (bước 2).
Ví dụ về hệ số vòng quay khoản thu
Sau khi kết thúc năm tài chính, Doanh nghiệp Y có khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán là 250 triệu đồng. Tổng thu nhập tín dụng trong năm tài chính là 900 triệu đồng và doanh thu bán hàng là 340 triệu đồng. Trong bảng cân đối kế toán năm trước của công ty A, giá trị khoản phải thu là 180 triệu đồng.
Ta có:
- Doanh số tín dụng thuần: 900.000.000 – 340.000.000 = 560.000.000 đồng
- Phải thu bình quân: (250.000.000 + 310.000.000)/2 = 280.000.000 đồng
>> Hệ số vòng quay các khoản phải thu của Công ty A = 560.000.000/280.000.000 = 2
Do đó, Công ty Y phải thực hiện thu tiền 2 lần/năm (tương đương 180 ngày/lần). Có thể hiểu, thời gian ước tính để Công ty Y thu được tiền mặt bán hàng tín dụng là 180 ngày.
Có thể bạn quan tâm: Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức tính và ví dụ cụ thể
Ý nghĩa hệ số vòng quay khoản phải thu là gì?
Doanh nghiệp dựa trên tỷ lệ vòng quay các khoản thu để đánh giá khả năng thu hồi các khoản và khả năng cấp tín dụng. Dựa vào vòng quay khoản phải thu, doanh nghiệp biết được số lần các khoản thu được mua lại. Cụ thể ý nghĩa hệ số vòng quay khoản thu theo tỷ lệ cao – thấp như sau:
Hệ số vòng quay khoản thu ở mức cao
Nếu hệ số vòng quay khoản thu cao chứng tỏ khả năng thu hồi các khoản thu, khoản nợ của doanh nghiệp hiệu quả. Điều này cũng cho thấy dòng tiền của doanh nghiệp tăng sau khi khách hàng thanh toán các khoản nợ. Như vậy, doanh nghiệp không có nhiều nợ xấu, đảm bảo giải phóng hạn mức tín dụng sau này.
Hệ số cao cũng có thể đánh giá ban đầu về hoạt động của doanh nghiệp chủ yếu dựa vào tiền mặt. Doanh nghiệp có thể thận trọng trước khi cấp tín dụng cho khách hàng. Do đó, doanh nghiệp ngăn ngừa rủi ro với các khoản nợ khó đòi. Tuy nhiên, doanh nghiệp cần linh hoạt bởi nó có thể làm mất đi các khách hàng tiềm năng.
Hệ số ở mức thấp
Hệ số vòng quay khoản thu ở mức thấp chứng tỏ khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp đó thấp. Có thể hiểu, chính sách tín dụng đang được áp dụng không hiệu quả. Hệ số nợ hay nợ xấu tăng nên khả năng kiểm soát dòng tiền khó khăn. Khách hàng không có khả năng thanh toán nợ nên tiềm năng thực hiện các giao dịch mua bán, trao đổi sau này khá thấp.
Dựa vào tỷ lệ này, doanh nghiệp cần phải cân nhắc việc sửa đổi chính sách tín dụng. Điều này đảm bảo nâng cao khả năng thu hồi các khoản phải thu, khoản nợ của khách hàng.
Xem thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp
Bài viết trên đã chia sẻ kinh nghiệm về hệ số vòng quay khoản phải thu. Hy vọng các bạn có thể vận dụng thông tin để tính toán hệ số vòng quay các khoản thu. Ngoài ra, nếu bạn đang tìm kiếm việc làm nhân viên kế toán, hãy tìm hiểu các tin tuyển dụng hấp dẫn tại TopCV nhé!