Hệ số nợ là gì - Ý nghĩa, công thức tính và những lưu ý cần biết

Hệ số nợ là gì – Ý nghĩa, công thức tính và những lưu ý cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Hệ số nợ là một chỉ số xuất hiện trong các báo cáo tài chính của doanh nghiệp. Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu về chỉ số tài chính này, vai trò, cách sử dụng và nên lưu ý gì khi tìm hiểu nhé.

Hệ số nợ là gì?

Hệ số nợ hay tỷ số nợ, tỷ lệ nợ là tỷ lệ đòn bẩy được sử dụng để xác định tổng số nợ liên quan đến tổng tài sản của doanh nghiệp. Đây là một tỷ số được sử dụng trong báo cáo phân tích tài chính của doanh nghiệp và đóng vai trò quan trọng. Hệ số này sẽ giúp doanh nghiệp hoặc người đọc báo cáo hiểu được sự chênh lệch giữa đi vay – tổng tài sản là như thế nào. Từ đó đánh giá được nguồn lực của doanh nghiệp ra sao.

Hệ số nợ là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp
Hệ số nợ là một chỉ số quan trọng trong báo cáo tài chính doanh nghiệp

Những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ cao có thể gặp nhiều rủi ro trong kinh doanh, đặc biệt khi tình hình lãi suất đang ngày càng cao hơn. Nhiều nhà đầu tư sẽ yêu thích những doanh nghiệp có tỷ lệ nợ thấp. Bởi điều này có thể biểu thị doanh nghiệp có nhiều nguồn tài chính từ vốn chủ sở hữu và giảm khả năng bị phá sản, giải thể.

Hệ số nợ có ý nghĩa gì?

Hệ số nợ có nhiều ý nghĩa đối với hoạt động quản trị doanh nghiệp và với các nhà đầu tư. Cụ thể như sau:

Ý nghĩa với doanh nghiệp

Đối với doanh nghiệp, việc hiểu rõ về những chỉ số tài chính trong đó có tỷ số nợ sẽ giúp đưa ra những quyết định đúng đắn liên quan đến sự phát triển, kinh doanh. Tỷ số nợ sẽ có những ý nghĩa với doanh nghiệp như sau:

  • Là căn cứ giúp doanh nghiệp có thể thực hiện huy động vốn từ nhà đầu tư, thực hiện các thủ tục vay ngân hàng, bán cổ phiếu,…
  • Giúp doanh nghiệp, người đọc báo cáo có thể đánh giá được khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường như thế nào.
  • Là cơ sở để doanh nghiệp đưa ra những chính sách sử dụng vốn, tài chính phù hợp hơn với tình hình thực tế.

Ý nghĩa với nhà đầu tư – ngân hàng

Đối với nhà đầu tư, tỷ số nợ cho phép họ đánh giá được tiềm lực của doanh nghiệp. Không phải lúc nào doanh nghiệp vay tiền cũng là tín hiệu xấu. Những doanh nghiệp thực hiện mở rộng kinh doanh, sản xuất sẽ lựa chọn phương án vay vốn đã không còn quá xa lạ. Bên cạnh đó, tỷ số nợ cũng sẽ giúp nhà đầu tư nhận định về khả năng phân bổ tài chính, tăng trưởng tài chính của doanh nghiệp.

Đối với ngân hàng, tỷ số nợ và tỷ số khả năng trả nợ là những yếu tố để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp. Từ đó đưa ra những quyết định liên quan đến có duyệt khoản vay cho doanh nghiệp không, hạn mức vay bao nhiêu, thời gian vay,… Từ đó giảm rủi ro nợ xấu và tăng tỷ lệ thu hồi vốn thành công.

Xem thêm: Khoản phải thu – Account receivable là gì và cách sử dụng

Tỷ số nợ là căn cứ để ngân hàng, nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp
Tỷ số nợ là căn cứ để ngân hàng, nhà đầu tư đánh giá doanh nghiệp

Công thức tính hệ số nợ

Trong hệ số nợ sẽ có 2 chỉ số mà bạn cần lưu ý là D/E và D/A. Công thức tính của 2 chỉ số này như sau:

Công thức D/E – tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu

D/E là một trong những tỷ số nợ khá phổ biến, công thức tính D/E như sau:

D/E = Tổng nợ phải trả/Vốn của chủ sở hữu

Trong đó:

  • Nếu D/E>1: Tài sản doanh nghiệp hiện đang bao gồm chủ yếu là các khoản vay vốn bên ngoài.
  • Nếu D/E<1: Dòng tài chính của doanh nghiệp có nguồn vốn chủ sở hữu là chủ yếu.
  • Từ chỉ số D/E có thể xác định được khả năng đòn bẩy, khả năng phòng ngừa rủi ro xảy ra của doanh nghiệp.

Công thức D/A – tỷ số nợ trên tổng tài sản

Bên cạnh D/E, D/A cũng là tỷ số nợ mà bạn nên quan tâm, công thức tính D/A như sau:

D/A = (Nợ ngắn hạn + Nợ dài hạn)/Tổng số tài sản

Trong đó:

  • Nếu D/A=1: Doanh nghiệp có số nợ phải trả bằng số tài sản hiện tại, có nghĩa là doanh nghiệp đang có đòn bẩy cao.
  • Nếu D/A>1: Số nợ phải trả lớn hơn tổng số tài sản hiện tại, có nghĩa là tuy tỷ lệ đòn bẩy cao nhưng sẽ đi kèm với rủi ro, lợi nhuận.
  • Nếu D/A<1: Doanh nghiệp có nhiều tài sản hơn khoản nợ. Cho thấy doanh nghiệp đang hoạt động an toàn, ít rủi ro. Tuy vậy D/A<1 chưa hẳn đã tốt bởi có thể rơi vào trường hợp doanh nghiệp bị trì trệ trong việc phát triển kinh doanh.

Lưu ý khi sử dụng hệ số nợ

Trong quá trình sử dụng và đánh giá tỷ số nợ, bạn nên lưu ý những vấn đề sau:

  • Khi sử dụng, phải xem xét ngành nghề, lĩnh vực mà công ty đang hoạt động. Mỗi ngành nghề khác nhau sẽ có nhu cầu vốn, tốc độ tăng trưởng khác nhau. Tỷ số nợ sẽ có những biến động và cần đánh giá chuyên biệt tùy ngành nghề.
  • Tỷ số nợ cần xác định theo thời gian giống các tỷ số khác nếu bạn muốn đánh giá về rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
  • Những thay đổi của nợ dài hạn, tài sản thường có xu hướng ảnh hưởng đến tỷ số nợ.

Xem thêm:

>>> Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức tính và ví dụ cụ thể

>>> 5+ nghiệp vụ kế toán bán hàng chi tiết nhất trong doanh nghiệp

Nên xem xét ngành nghề của doanh nghiệp khi sử dụng tỷ số nợ
Nên xem xét ngành nghề của doanh nghiệp khi sử dụng tỷ số nợ

Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về chỉ số hệ số nợ với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhân viên kế toán. Hiện tại, đây đang là nền tảng cung cấp nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn cho bạn.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *