5+ nghiệp vụ kế toán bán hàng chi tiết nhất trong doanh nghiệp

5+ nghiệp vụ kế toán bán hàng chi tiết nhất trong doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Nghiệp vụ kế toán bán hàng là những kiến thức quan trọng với các nhân viên kế toán, đặc biệt là kế toán bán hàng. Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu ngay về 8 nghiệp vụ kế toán bán hàng chi tiết ngay sau đây nhé.

Nghiệp vụ kế toán bán hàng – ghi nhận hạch toán

Trong nghiệp vụ kế toán bán hàng sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ nhỏ khác. Bao gồm như sau:

Bán hàng theo giá

Nhóm nghiệp vụ kế toán bán hàng này thường phát sinh khi có những hoạt động như nhân viên gửi báo giá cho khách hàng, nhân viên bán hàng yêu cầu xuất kho hàng, xuất hóa đơn, kế toán lập phiếu bán hàng, phiếu xuất kho,… 

Định khoản nghiệp vụ bán hàng theo giá bao gồm ghi nhận doanh thu ghi Nợ TK 111, 13… ghi có các TK 511, 3331. Đồng thời phát sinh bút toán gồm ghi Nợ  TK 632, ghi có TK 155, 156…

Tìm hiểu thêm: Hạch toán là gì? Bản chất của hạch toán kế toán bạn nên biết

Kế toán bán hàng theo giá là nghiệp vụ phổ biến hiện nay
Kế toán bán hàng theo giá là nghiệp vụ phổ biến hiện nay

Bán hàng theo đơn đặt hàng

Nghiệp vụ này sẽ phát sinh những hoạt động như nhân viên bán hàng tiếp nhận đơn đặt hàng, công việc của kế toán kho sẽ là lập phiếu xuất kho, nhân viên bán hàng nhận hàng, giao cho khách, kế toán bán hàng sẽ nhận thông tin doanh số,… Định khoản tài khoản của hoạt động bán hàng sẽ tương tự với bán hàng theo giá.

Bán hàng theo hợp đồng

Đây là nghiệp vụ sẽ phát sinh khi bán hàng theo hợp động. Thông thường sẽ phát sinh theo những hoạt động như nhân viên kinh doanh ký kết hợp đồng với khách hàng, yêu cầu xuất hàng hóa theo hợp độc, kế toán lập phiếu xuất kho, thủ kho xuất hàng, nhân viên kinh doanh nhận và bàn giao cho khách, kế toán bán hàng ghi nhận thông tin về doanh số. Định khoản tài khoản của hoạt động bán hàng sẽ tương tự với bán hàng theo giá.

Nghiệp vụ bán hàng chiết khấu thương mại

Bán hàng theo chiết khấu thương mại thường được thực hiện giữa doanh nghiệp – khách hàng và có thỏa thuận được chiết khấu % hoặc giảm giá. Thường sẽ được áp dụng với những đơn hàng lớn. Cách định khoản với nghiệp vụ kế toán này như sau:

  • Doanh thu được ghi nhận: Ghi nợ TK 111, 131 với tổng giá trị thanh toán, có TK 511, 512 với doanh thu bán hàng, Có TK 3331 với thuế GTGT cần nộp nếu có.
  • Chiết khấu thương mại được ghi nhận: Nợ TK 5211, TK 511, 33311, Ghi có với TK 111, 112, 131,…
Chiết khấu thương mại thường được sử dụng khi có đơn hàng số lượng lớn
Chiết khấu thương mại thường được sử dụng khi có đơn hàng số lượng lớn

Nghiệp vụ bán hàng khuyến mại không kèm điều kiện

Nghiệp vụ này sẽ phát sinh khi doanh nghiệp có những chương trình khuyến mãi cho khách hàng. Thường sẽ bao gồm 2 trường hợp là doanh nghiệp có tiến hành đăng ký chương trình khuyến mãi với Sở Công Thương và không đăng ký với Sở Công Thương. Cách định khoản với hoạt động này như sau:

  • Trường hợp hàng hóa khuyến mãi không thu tiền, có đăng ký với Sở Công Thương, thuế giá trị gia tăng xuất hóa đơn với giá tính thuế = 0. Ghi nợ TK 641 gồm chi phí bán hàng TT200 hoặc Nợ TK 6421 (TT133), ghi Có TK 155, 156.
  • Đối với trường hợp khuyến mãi không thu tiền, không đăng ký với Sở Công thương, tùy từng trường hợp nhỏ hơn sẽ Ghi nợ TK 641 gồm chi phí bán hàng TT200 hoặc Nợ TK 6421 (TT133), ghi có TK 155, 156 và có TK 3331 (Thuế GTGT cần nộp).

Nghiệp vụ bán hàng khuyến mại có kèm điều kiện

Sẽ phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các chương trình khuyến mãi có kèm điều kiện để được hưởng ưu đãi. Cách định khoản với hoạt động này như sau:

  • Trường hợp có đăng ký với Sở Công Thương, thuế GTGT xuất hóa đơn hàng khuyến mãi với giá tính thuế = 0. Ghi nợ TK 632, ghi Có TK 155, 156.
  • Đối với trường hợp không đăng ký với Sở Công thương, tùy từng trường hợp nhỏ hơn sẽ Ghi nợ TK 632, ghi có TK 155, 156 và có TK 3331 (Thuế GTGT cần nộp).

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp

Nghiệp vụ giảm giá hàng bán

Phát sinh khi doanh nghiệp cung cấp các chương trình giảm giá sản phẩm. Định khoản các hoạt động này như sau:

  • Giảm giá ngay khi bán: Kế toán cần hạch toán phản ánh doanh thu theo giá giảm (doanh thu thuần).
  • Giảm giá sau khi bán: Kế toán cần xuất hóa đơn điều chỉnh đơn giá sau khi doanh nghiệp – khách hàng đã thỏa thuận giảm. Tùy từng trường hợp ghi Nợ TK 5231, Ghi nợ các TK 3331 kèm có các TK 111, 112, 121, Nợ TK 5213 kèm có các TK 111, 112, 131,…

Các nghiệp vụ kế toán bán hàng khác

Bên cạnh những nghiệp vụ thường gặp ở trên, kế toán cũng cần biết một số nghiệp vụ như sau:

  • Nghiệp vụ hạch toán trả lại hàng bán: Phát sinh khi khách hàng hoàn trả hàng hóa đã bán ra.
  • Các nghiệp vụ kế toán bán hàng xuất khẩu: Phát sinh với các hàng hóa xuất khẩu, được ủy thác xuất khẩu, bán hàng tại các đơn vị giao ủy thác xuất khẩu của doanh nghiệp,…
  • Nghiệp vụ kế toán bán hàng qua đại lý: Phát sinh tại các đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng của doanh nghiệp.
Có nhiều nghiệp vụ khác nhau mà kế toán cần phải tìm hiểu và thành thạo
Có nhiều nghiệp vụ khác nhau mà kế toán cần phải tìm hiểu và thành thạo

Hy vọng với chia sẻ kinh nghiệm trong bài viết ngày hôm nay, bạn có thể nắm rõ được các nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp. Để tìm việc làm kế toán uy tín, lương cao, đừng quên truy cập TopCV để tiếp cận nhiều hơn đến những việc làm ngành kế toán cũng như có cơ hội làm việc tại những doanh nghiệp lớn nhé!

Có thể bạn quan tâm: Các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay hỗ trợ nghiệp vụ kế toán

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *