Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức tính và ví dụ cụ thể

Vòng quay khoản phải trả là gì? Công thức tính và ví dụ cụ thể

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Vòng quay khoản phải trả là một trong những chỉ số tài chính của doanh nghiệp mà kế toán cần phải tìm hiểu trong quá trình làm việc. Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu về chỉ số tài chính này nhé.

Vòng quay khoản phải trả là gì?

Vòng quay khoản phải trả (vòng quay AP) là chỉ số tài chính phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của công ty, cho biết tốc độ công ty thanh toán công nợ cho các nhà cung cấp như thế nào. Thuật ngữ tiếng anh của chỉ số này là Accounts Payable (AP) Turnover Ratio. Dựa vào chỉ số này, bạn có thể biết được số lần mà công ty phải thực hiện trả hết các khoản nợ trong thời gian xác định nào đó. 

Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp
Vòng quay khoản phải trả phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn của doanh nghiệp

Ý nghĩa – vai trò vòng quay AP như sau:

  • Chỉ số này cũng thể hiện tính thanh khoản, cách doanh nghiệp thực hiện quản lý dòng tiền như thế nào.
  • Thể hiện được tiềm lực tài chính của doanh nghiệp đối với các nhà đầu tư.
  • Cho biết doanh nghiệp có thể thanh khoản được các khoản phải trả chính xác là bao nhiêu lần mỗi kỳ.

Tìm hiểu thêm: Các nghiệp vụ kế toán cơ bản mà bạn cần phải biết trong doanh nghiệp

Công thức vòng quay khoản phải trả

Chỉ số tài chính này cho thấy khả năng chiếm dụng vốn của doanh nghiệp từ các nhà cung cấp. Để hiểu về công thức tính, bạn có thể tham khảo thêm ví dụ minh họa kèm theo như sau:

Công thức tính chỉ số vòng quay AP

Chỉ số vòng quay AP sẽ được tính bằng đo lường số ngày trung bình cho 1 khoản tiền đến hạn của chủ nợ nhưng chưa được thanh toán. Sau đó chia trung bình cho 365 sẽ thu được chỉ số tài chính này. Cụ thể, công thức tính như sau:

Vòng quay các khoản phải trả = Doanh số bán hàng thường niên / Khoản phải trả bình quân

Trong đó:

  • Doanh số bán hàng thường niên = Giá vốn hàng bán + Hàng tồn kho cuối kỳ + Hàng tồn kho đầu kỳ
  • Phải trả bình quân = (Phải trả trong báo cáo năm trước + Phải trả năm nay) / 2
  • Số ngày các khoản phải trả = 365 / Vòng quay các khoản phải trả
Công thức tính vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp
Công thức tính vòng quay khoản phải trả của doanh nghiệp

Ví dụ minh họa công thức tính

Để hiểu hơn về công thức tính của chỉ số vòng quay AP, bạn có thể tham khảo thêm về ví dụ minh họa sau đây:

Doanh nghiệp A thực hiện báo cáo tài chính vào ngày 31/12/2021 với những thông tinh sau:

  • Giá vốn hàng hóa (1) = 150 triệu đồng.
  • Hàng hóa tồn kho cuối kỳ (2) = 30 triệu đồng.
  • Hàng tồn kho đầu kỳ (3): 20 triệu đồng,
  • Trả người bán ngắn hạn đầu kỳ (4): 10 triệu đồng.
  • Trả người bán ngắn hạn cuối kỳ (5): 15 triệu đồng.

Lúc này, áp dụng theo công thức tính ở trên, bạn sẽ có chỉ số vòng quay AP như sau:

  • Doanh số bán hàng thường niên = 150 + 30 + 20 = 160 triệu đồng.
  • Khoản phải trả bình quân = (10 + 15)/2 = 12.5 triệu đồng.
  • Vòng quay khoản phải trả = 160/17.5 = 12.8 lần, được làm tròn thành 13 lần.
  • Thời gian phải trả cho nhà cung cấp trong 1 năm = 365/13 = 28 ngày.

Xem thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Giải mã chỉ số vòng quay AP

Dựa vào tỷ lệ vòng quay AP, các nhà đầu tư có thể xác định xem doanh nghiệp có đang đáp ứng được các nghĩa vụ ngắn hạn của mình hay không. Cụ thể:

Nếu tỷ lệ vòng quay AP giảm: Tỷ lệ vòng quay AP giảm cho thấy rằng một công ty đang mất nhiều thời gian hơn để thanh toán cho các nhà cung cấp của mình so với các giai đoạn trước. Tỷ lệ giảm có thể báo hiệu rằng một công ty đang gặp khó khăn về tài chính. Ngoài ra, tỷ lệ giảm cũng có thể có nghĩa là công ty đã thương lượng các thỏa thuận thanh toán khác nhau với các nhà cung cấp của mình.

Nếu tỷ lệ vòng quay AP ngày càng tăng: Công ty đang thanh toán cho các nhà cung cấp với tốc độ nhanh hơn so với các giai đoạn trước. Đây có thể là một dấu hiệu cho thấy công ty quản lý các khoản nợ và dòng tiền hiệu quả. Tuy vậy, không phải lúc nào tỷ lệ vòng quay AP tăng trưởng thường xuyên đều tốt.

Ý nghĩa khi so sánh vòng quay AP với vòng quay doanh thu phải trả: Là thước đo kế toán được sử dụng để định lượng hiệu quả của công ty trong việc thu hồi các khoản phải thu, tiền nợ của khách hàng. Tỷ lệ này cho thấy công ty sử dụng và quản lý tín dụng mà công ty mở rộng cho khách hàng tốt như thế nào.

Xem thêm: Khoản phải thu – Account receivable là gì và cách sử dụng

Lưu ý khi về vòng quay khoản phải trả

Như những chỉ số tài chính khác, việc sử dụng chỉ số vòng quay AP cũng có nhiều hạn chế. Ví dụ như khi tỷ lệ này cao sẽ là một dấu hiệu tích cực. Nhưng nếu chỉ số này ngày càng tăng trưởng trong thời gian dài, nó cũng có thể là dấu hiệu cho thấy doanh nghiệp không tái đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Do đó, bạn nên lưu ý sử dụng phối hợp chỉ số vòng quay AP với những chỉ số khác để có được đánh giá phù hợp và chính xác nhất.

Bạn cần phối hợp chỉ số vòng quay khoản phải trả cùng những chỉ số khác
Bạn cần phối hợp chỉ số vòng quay khoản phải trả cùng những chỉ số khác

Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về chỉ số tài chính vòng quay khoản phải trả với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm nhân viên kế toán. Hiện tại, đây đang là nền tảng cung cấp nhiều tin tuyển dụng với mức thu nhập hấp dẫn cho bạn.

Xem thêm vị trí kế toán phổ biến: Kế toán kho làm gì? Mô tả công việc của kế toán kho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *