dinh-khoan-ke-toan-la-gi

Định khoản kế toán là gì? Nguyên tắc định khoản kế toán

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Định khoản kế toán là một trong những nghiệp vụ căn bản nhất mà người làm kế toán bắt buộc phải làm được. Trong bài viết ngày hôm nay vieclamketoan.vn sẽ cung cấp cho bạn định nghĩa định khoản kế toán là gì và một số nguyên tắc định khoản kế toán cơ bản nhất, đừng bỏ qua nhé!

Định khoản kế toán là gì?

Định khoản kế toán là gì? Định khoản kế toán là phương pháp chúng ta xác định ghi chép số tiền của một nghiệp vụ kế toán tài chính. Nó được sinh ra vào bên nợ bên có của các tài khoản kế toán. Thông thường định khoản được chia ra làm 2 loại đó là định khoản giản đơn và định khoản phức tạp. 

  • Định khoản giản đơn là định khoản mà chỉ liên quan tới 2 loại tài khoản kế toán tổng hợp.
  • Định khoản phức tạp là loại định khoản có liên quan tới 3 loại tài khoản kế toán tổng hợp trở lên.
Định khoản kế toán là gì?
Định khoản kế toán là gì?

Nguyên tắc định khoản kế toán là gì?

Định khoản kế toán sẽ luôn phải tuân theo nguyên tắc sau:

  • Để định khoản được thì cần xác định tài khoản ghi Nợ trước và Có sau.
  • Khi ở cùng một định khoản tổng số tiền ghi vào bên Nợ sẽ bằng tổng số tiền ghi vào bên Có của các tài khoản.
  • Một định khoản phức tạp thường được tách ra thành nhiều định khoản đơn, nhưng không thể làm ngược lại.
  • Định khoản đơn là định khoản liên quan đến một tài khoản ghi nợ đối ứng với một tài khoản ghi Có.
  • Định khoản phức tạp sẽ liên quan ít nhất tới 3 loại tài khoản kế toán tổng hợp trở lên. Cụ thể là: một TK ghi Nợ đối ứng với nhiều TK ghi có, một TK ghi có đối ứng với nhiều TK ghi nợ, nhiều tài khoản ghi nợ đối ứng với nhiều TK ghi có.

Tìm hiểu thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Nguyên tắc sử dụng các tài khoản kế toán là gì?

Các tài khoản kế toán đều sẽ có một khung nguyên tắc cố định đó là:

  • Tài khoản loại 1;2;6;8, mang tính chất tài sản. Theo nguyên tắc phát sinh tăng ghi bên Nợ, giảm thì ghi bên Có.
  • Tài khoản loại loại: 3;4;5;7, mang tính chất nguồn vốn. Theo nguyên tắc ngược lại so với Tài khoản loại 1;2;6;8.
  • Nguyên tắc theo sơ đồ chữ T sẽ dễ dàng ghi nhớ hơn. Tài khoản kế toán được thiết kế theo mô hình chữ T là bên trái là bên Nợ, bên phải là bên Có.
  • Các tài khoản đặc biệt như 214 – Hao mòn tài sản cố định 521 – Các khoản giảm trừ doanh thu sẽ có kết cấu đi ngược lại kết cấu chung. Cụ thể TK 214: tăng bên Có, giảm bên Nợ. TK 521 thì ngược lại.
Nguyên tắc định khoản kế toán là gì?
Nguyên tắc định khoản kế toán là gì?

Quy trình định khoản kế toán cơ bản là gì?

Định khoản kế toán sẽ tuân theo một quy trình cơ bản đó là:

Xác định đối tượng kế toán 

Đầu tiên bạn cần xác định các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh, từ đó xem những nghiệp vụ đó ảnh hưởng đến đối tượng kế toán nào. 

Xác định tài khoản kế toán có liên quan

Chính là xác định các chế độ kế toán của đơn vị, và tài khoản dùng cho đối tượng kế toán đó.

Xác định xu hướng biến động của các tài khoản

Loại tài khoản và xu hướng tăng, giảm của từng tài khoản đó.

Định khoản

Tức là xác định tài khoản ghi Nợ và ghi Có, và thực hiện ghi số tiền tương ứng.

Ví dụ một người nộp 100 triệu đồng tiền mặt vào ngân hàng.

  • Bước 1: Xác định đối tượng kế toán

Có 2 tài khoản kế toán là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng.

  • Bước 2: Xác định tài khoản

Chế độ kế toán sử dụng dựa theo thông tư 133/2016/TT-BTC.

Tài khoản kế toán liên quan tới nghiệp vụ là 111: Tiền mặt (tiền VNĐ) và 1121 Tiền gửi ngân hàng (tiền VNĐ).

  • Bước 3: Xu hướng tăng, giảm

TK 1111: giảm 100 triệu đồng, TK 1121: tăng 100 triệu đồng.

  • Bước 4: Tiến hành định khoản

TK 1121 tăng lên 100 triệu đồng:  Nợ tài khoản 1121, số tiền 100 triệu đồng.

TK 1111 giảm 100 triệu đồng: Có tài khoản 1111, số tiền 100 triệu đồng.

Ta rút ra được định khoản như sau: 

Nợ TK 1121: 100 triệu đồng

Có TK 1111: 100 triệu đồng

Một số lưu ý quan trọng

Dưới đây là một số lưu ý bạn không thể bỏ qua trong quá trình định khoản:

  • Xem lại sổ Nhật ký chung của doanh nghiệp qua từng năm

Thực tế, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mỗi năm sẽ có sự trùng hợp. Việc xem lại nhật ký chung sẽ giúp bạn biết nghiệp vụ đó được định khoản vào tài khoản nào và làm tương tự để tiết kiệm thời gian.

  • Tài khoản 138, 338

Với một số nghiệp vụ phát sinh lần đầu tiên xuất hiện trong hoạt động của doanh nghiệp mà bạn chưa biết sử dụng tài khoản nào thì hãy tạm đưa vào các tài khoản lưỡng tính như 138, 338. Bạn có thể hoàn toàn yên tâm về điều này vì kế toán tổng hợp, kế toán trưởng sẽ biết cách xử lý nghiệp vụ này sao cho phù hợp nhất.

Có thể bạn quan tâm: Kế Toán Công Nợ Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Kế Toán Công Nợ Chi Tiết

Hãy tạm đưa vào các tài khoản lưỡng tính như 138, 338 nếu chưa biết đưa vào TK nào
Hãy tạm đưa vào các tài khoản lưỡng tính như 138, 338 nếu chưa biết đưa vào TK nào
  • Đọc kỹ chế độ kế toán

Muốn định khoản kế toán chính xác, đạt chuẩn thì bạn cần đọc kỹ hướng dẫn chế độ kế toán của doanh nghiệp rồi từ đó áp dụng vào công việc thực tiễn.

Tạm kết

Trên đây chúng mình đã cung cấp cho bạn định nghĩa định khoản kế toán là gì và một số nguyên tắc định khoản kế toán. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Tìm hiểu thêm: Top 5 các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *