Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho đơn giản và hiệu quả nhất

Hướng dẫn cách hạch toán hàng tồn kho đơn giản và hiệu quả nhất

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Muốn hạch toán hàng tồn kho đơn giản và chính xác, nhân viên kế toán kho cần thực hiện hạch toán Nợ và hạch toán Có đúng. Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu cách hạch toán hàng tồn kho như thế nào ngay trong bài viết hôm nay nhé.

Một số vấn đề cần biết về hàng tồn kho

Trước khi đến với cách hạch toán hàng tồn kho, hãy cùng tìm hiểu một số thông tin cần thiết liên quan đến hàng tồn kho ngay sau đây nhé:

  • Hàng tồn kho là gì: Là những tài sản được mua vào để thực hiện bán ra, phục vụ cho hoạt động sản xuất, cung cấp những dịch vụ khác trong kỳ của doanh nghiệp.
  • Căn cứ pháp lý chuẩn mực kế toán khi thực hiện hạch toán hàng tồn kho sẽ thuộc mục số 02 ban hành, công bố theo quyết định 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001.
  • Hàng tồn kho được phân loại theo: Hàng hóa, thành phẩm, nguyên – vật liệu, sản phẩm dở dang, công cụ dụng cụ, hàng gửi đi bán, hàng mua đang đi trên đường (theo quy định tại Khoản 2, Điều 2, Thông tư 133/2016/TT-BTC).

>>> Xem thêm: Kế toán kho làm gì? Công việc của kế toán kho là gì?

Hạch toán hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật
Hạch toán hàng tồn kho phải thực hiện theo đúng quy định pháp luật

Cách hạch toán hàng tồn kho đơn giản

Hạch toán hàng tồn kho đơn giản có thể thực hiện theo 3 nghiệp vụ chính là hạch toán nhập kho, xuất kho và lắp ráp, tháo gỡ. Cụ thể như sau:

Phương pháp kê khai hàng tồn kho

Theo Khoản 1, Điều 22, Thông tư 133/2016/TT-BTC, dựa vào nhóm tài khoản của hàng tồn kho sẽ có những phương pháp kê khai hàng tồn kho khác nhau. Cụ thể, bạn có thể sử dụng một số phương pháp kê khai hàng tồn kho sau:

Phương pháp kê khai thường xuyên

Là phương pháp được sử dụng để theo dõi thường xuyên, liên tục, phản ánh kịp thời về tình hình xuất – nhập hàng tồn kho. Công thức được tính theo:

Giá trị hàng tồn kho cuối kỳ = Giá trị hàng tồn kho đầu kỳ + Giá trị hàng nhập kho trong kỳ – Giá trị hàng xuất kho trong kỳ.

Phương pháp kiểm kê định kỳ

Phương pháp này phản ánh hàng tồn kho đầu kỳ, cuối kỳ, không có tính chất thường xuyên, liên tục. Do đó, phương pháp này chỉ tính giá trị hàng xuất kho vào giai đoạn cuối kỳ. Công thức tính theo:

Giá trị xuất cuối kỳ = Giá trị tồn đầu kỳ + Giá trị nhập trong kỳ – Giá trị tồn cuối kỳ.

Tìm hiểu thêm: Bật Mí Quy Trình Kế Toán Kho Và Kinh Nghiệm Làm Việc Cho Newbie

Hạch toán nhập kho

Hạch toán nhập kho hàng sẽ bao gồm những nghiệp vụ như sau:

  • Nhập kho hàng đang đi trên đường: Nợ TK 152, 156,… cho Giá trị vật tư và hàng hóa nhập kho, Có TK 151 cho hàng mua đi đường.
  • Nhập kho thành phẩm sản xuất: Nợ TK 152, 155,… cho Giá trị vật tư, hàng hóa, thành phẩm được nhập kho, Ghi Có TK 154 cho Chi phí sản xuất kinh doanh còn dang dở.
  • Nhập kho nguyên – vật liệu dùng trong sản xuất nhưng không sử dụng hết: Ghi Nợ TK 152 cho Nguyên liệu, vật liệu, Ghi có TK 621, 623, 627,…
  • Nhập kho hàng bán bị trả lại: Ghi Nợ TK 152, 155, 156,… Ghi Có TK 632 cho Giá vốn hàng bán.
Nhập kho sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ hạch toán khác nhau
Nhập kho sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ hạch toán khác nhau

Hạch toán xuất kho

Hạch toán hàng xuất tồn kho được thực hiện với những nghiệp vụ như sau:

  • Xuất kho nguyên vật liệu dùng cho hoạt động sản xuất: Ghi Nợ TK 154, 621, 623, 627,… Ghi Có TK 152 cho nguyên liệu, vật liệu.
  • Xuất nguyên – vật liệu cho hoạt động đầu tư xây dựng cơ bản, sửa chữa lớn cho tài sản cố định: Ghi Nợ TK 241 cho xây dựng cơ bản dang dở và Ghi Có TK 152 cho nguyên vật liệu.
  • Xuất nguyên vật liệu, hàng hóa để thực hiện đầu tư, góp vốn vào doanh nghiệp khác: Ghi Nợ TK 222, 228 và ghi Có TK 152, 156.
  • Xuất kho cho hoạt động bán hàng: Ghi Nợ TK 632 cho giá vốn của hàng hóa bán, Ghi Có TK 152, 155, 156,…
  • Xuất hàng hóa mang đi tặng, biếu hoặc sử dụng trong nội bộ doanh nghiệp: Ghi Nợ TK 641, 211, 242 và Ghi Có TK 156 cho hàng hóa.
  • Xuất hàng hóa bán cho các đại lý: Ghi Nợ TK 157 cho hàng gửi bán và Ghi Có TK 156 cho hàng hóa.
  • Xuất hàng cho các chi nhánh, đơn vị hạch toán phụ thuộc: Ghi Nợ TK 136 Phải thu nội bộ và Ghi Có TK 155, 156.

Tìm hiểu thêm: Tất tần tật các nghiệp vụ kế toán cơ bản trong doanh nghiệp cần biết

Hạch toán lắp ráp – tháo dỡ

Đối với những hoạt động lắp ráp, tháo dỡ hàng hóa sẽ thực hiện hạch toán hàng tồn kho như sau:

  • Xuất kho vật tư để thực hiện lắp ráp, nhập kho thành phẩm sau lắp ráp: Xuất kho ghi Nợ TK 154 cho chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang, Ghi Có TK 152, 156. Nhập kho ghi Nợ TK 155 cho thành phẩm, ghi Có TK 154 cho chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở.
  • Xuất kho hàng hóa để tháo dỡ: Ghi Nợ TK 154 cho chi phí sản xuất – kinh doanh dở dang, Ghi Có TK 152, 156.
  • Nhập kho thành phẩm đã được tháo dỡ: Ghi Nợ TK 155 cho thành phẩm, ghi Có TK 154 cho chi phí sản xuất, kinh doanh dang dở.
  • Kiểm tra kho: Sau kiểm kê thừa nguyên vật liệu, hàng hóa Ghi Nợ TK 152, 156, Ghi Có TK 3381. Sau kiểm tra kho thiếu nguyên vật liệu, hàng hóa Ghi Nợ TK 632, 1381, Ghi Có TK 152, 156.
Hạch toán lắp ráp - tháo dỡ cũng nằm trong hạch toán hàng tồn kho
Hạch toán lắp ráp – tháo dỡ cũng nằm trong hạch toán hàng tồn kho

Hy vọng bạn đã hiểu hơn về hạch toán hàng tồn kho như thế nào để vừa đơn giản nhưng vẫn đảm bảo chính xác với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay. Nếu bạn cũng đang tìm kiếm các cơ hội việc làm liên quan đến lĩnh vực kế toán, hãy truy cập vào TopCV để tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *