ke-toan-doanh-nghiep-la-gi

Kế toán doanh nghiệp là gì? Bản mô tả công việc chi tiết

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Kế toán lại là một mắt xích không thể thiếu trong dây chuyền hoạt động ở tất cả doanh nghiệp. Cơ hội việc làm của các bạn sinh viên theo học ngành này luôn được trải rộng. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc của kế toán doanh nghiệp là gì? Hãy cùng vieclamketoan.vn tham khảo qua bài viết “Kế toán doanh nghiệp là gì? Bản mô tả công việc chi tiết” sau nhé!

Kế toán doanh nghiệp là gì?

Kế toán là người thực hiện các chức năng tài chính liên quan đến việc thu thập, tính chính xác, ghi chép, phân tích và trình bày về hoạt động tài chính của một tổ chức, công ty hoặc doanh nghiệp.

Từ đó có thể xác định đối tượng của kế toán là sự hình thành, biến động của tài sản mà kế toán cần phản ánh, được thể hiện ở tài sản, nguồn vốn của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.

Kế toán doanh nghiệp là một bộ phận kế toán đặc biệt liên quan đến công việc kế toán cho doanh nghiệp, lập báo cáo quyết toán và báo cáo lưu chuyển tiền tệ, phân tích, giải thích các kết quả tài chính của doanh nghiệp và các sự kiện diễn ra, lập bảng cân đối hợp nhất thu-chi cụ thể và chính xác.

Kế toán doanh nghiệp được chia làm 2 bộ phận chính mà chúng ta thường thấy trong các doanh nghiệp là kế toán thuế và kế toán nội bộ.

Kế toán doanh nghiệp là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp
Kế toán doanh nghiệp là vị trí không thể thiếu trong doanh nghiệp

Công việc của kế toán doanh nghiệp là gì?

Tùy theo quy mô và đặc thù công việc ở mỗi doanh nghiệp sẽ có được bản mô tả chi tiết kế toán doanh nghiệp là gì phù hợp. Tuy nhiên bạn có thể tham khảo những công việc chính của kế toán như sau.

Công việc hằng ngày

– Ghi chép, thu thập, xử lý, lưu trữ các giấy tờ, chứng từ, tài liệu, hóa đơn liên quan đến kế toán phát sinh trong ngày.

– Lập hóa đơn bán hàng, làm phiếu thu, phiếu chi, phiếu xuất kho, nhập kho…cần thiết phát sinh trong ngày.

– Kế toán doanh nghiệp phải hạch toán các giấy tờ, chứng từ, hóa đơn vào sổ, cập nhật dữ liệu trong ngày vào sổ tiền gửi, sổ quỹ cũng như các sổ sách…

– Lưu ý: với những chứng từ không dùng ghi sổ, hạch toán cần bảo lưu trong vòng 5 năm; những chứng từ ghi sổ, hạch toán là lưu trữ trong vòng 10 năm để đối chiếu chi cần thiết. Còn những hồ sơ, chứng từ đặc biệt quan trọng cần lưu trữ và bảo quản vĩnh viễn.

>>> Xem thêm: Ngành kế toán là gì? Có nên học ngành kế toán kiểm toán không?

Công việc hàng tháng

– Lập tờ khai thuế GTGT hàng tháng hoặc theo năm, tùy thuộc vào hình thức doanh nghiệp khai báo thuế theo năm hoặc tháng. Lập tờ khai thuế các loại trước hạn nộp ngày 20 của tháng kế tiếp.

– Tính khấu hao tài sản cố định, phân bổ thiết bị, công cụ, dụng cụ. Thực hiện tính giá xuất kho, lập các phiếu xuất kho.

– Đối chiếu công nợ của đối tác, khách hàng, nhà cung cấp. Đối chiếu các khoản tạm ứng trong tháng của nhân viên. Tính lương cho người lao động; nộp các khoản phí như bảo hiểm xã hội, thuế nếu phát sinh.

– Lập báo cáo theo tuần, tháng và công việc khác theo yêu cầu.

Công việc hàng tháng của kế toán sẽ gồm khá nhiều việc khác nhau
Công việc hàng tháng của kế toán sẽ gồm khá nhiều việc khác nhau

Công việc theo quý

Cũng như công việc cuối tháng phải làm, công việc theo quý của kế toán doanh nghiệp cụ thể là:

– Lập tờ khai thuế GTGT theo quý, đối với doanh nghiệp đăng ký kê khai thuế theo quý.

– Lập tờ khai tạm tính thuế TNDN theo quý và có thể phát sinh thêm thuế TNCN phải nộp.

– Lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quý, áp dụng với những doanh nghiệp mới thành lập dưới 12 tháng.

– Lưu ý: thời hạn nộp tờ khai các loại thuế là 30 ngày của tháng đầu tiên quý tiếp theo liền kề.

– Lập báo cáo theo quý và công việc khác theo yêu cầu.

Công việc cuối năm

Đối với kế toán doanh nghiệp, cuối năm là thời điểm bận rộn của họ, công việc chủ yếu liên quan đến thuế, yêu cầu phải thực hiện chính xác, đúng hạn và không được bỏ sót bất cứ công việc nào. Cụ thể các công việc cuối năm của kế toán doanh nghiệp bao gồm:

– Lập các báo cáo liên quan đến quyết toán thuế TNDN, thu nhập cá nhân của năm.

– Làm báo cáo thuế, báo cáo tài chính cho tháng cuối năm và báo cáo thuế quý 4 và tổng kết năm..

– Kiểm kê, đối soát tính chính xác của quỹ, kho hàng, tài sản. Kiểm kê, đối chiếu và xác minh tính chính xác của công nợ.

– Lên sổ kế toán, đối chiếu sổ tổng hợp và sổ chi tiết.

– Lập các loại Báo cáo tài chính năm, báo cáo lưu chuyển tiền tệ, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh…

– Lập thuyết minh Báo cáo tài chính, Bảng cân đối phát sinh tài khoản.

– In sổ sách, chứng từ kế toán và trình ký các sổ sách chứng từ đó.

– Thực hiện lưu trữ, sắp xếp các chứng từ, sổ sách trong năm khoa học để có thể dễ tìm kiếm khi cần thiết.

>>> Xem thêm: Tìm hiểu về kế toán và kiểm toán. Có khác nhau không?

Cuối năm là thời điểm bận rộn của kế toán doanh nghiệp
Cuối năm là thời điểm bận rộn của kế toán doanh nghiệp

Tạm kết

Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu hơn về kế toán doanh nghiệp là gì? Công việc của kế toán doanh nghiệp là gì? Đối với bất kỳ doanh nghiệp cũng cần đến người phân tích tài chính, nắm rõ thu chi cũng như thuế giá trị gia tăng. Ban lãnh đạo không thể nào ôm hết mọi việc thu chi ngân sách, tính các khoản thanh toán thuế ước tính hàng quý, hàng năm.

Một doanh nghiệp có bộ phận kế toán doanh nghiệp vận hành tốt sẽ giúp cho ban lãnh đạo thực hiện quản lý và điều hành tốt hoạt động tài chính kinh doanh. Với nhu cầu nhân lực trí tuệ ngày càng cao, các bạn học kế toán sẽ không bao giờ lo bị thất nghiệp, bởi vì đó là vị trí bắt buộc doanh nghiệp nào cũng phải có. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *