Kế toán logistic là gì? Các nghiệp vụ và quy trình hạch toán cần biết

Kế toán logistic là gì? Nghiệp vụ và quy trình hạch toán cần biết

Chia sẻ kinh nghiệm Việc làm nổi bật
Spread the love

Hiện nay, Logistics là một trong những ngành phát triển với nhiều doanh nghiệp lớn nhỏ ra đời. Vậy nên nhu cầu tuyển dụng kế toán trong doanh nghiệp Logistics cũng tăng cao. Vậy kế toán Logistic là gì? Các nghiệp vụ và quy trình hạch toán của vị trí này ra sao? Hãy cùng vieclamketoan tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau.

Kế toán Logistics là gì?

Logistics là một phần của chuỗi cung ứng gồm các công việc liên quan đến hàng hóa như đóng gói, vận chuyển, bảo quản và lưu kho cho đến khi hàng hóa đến tay người tiêu dùng. 

Theo đó, kế toán công ty Logistic cũng tương tự như kế toán ở các công ty khác là người hạch toán, thực hiện các nghiệp vụ kế toán cho quá trình liên quan đến chuỗi cung ứng Logistics như vận chuyển, đóng gói, lưu kho và bảo quản hàng hóa cho đến khi chúng được giao tới tay khách hàng tiêu dùng. 

Sự phát triển của ngành Logistics mang đến nhiều cơ hội việc làm cho bạn đang tìm kiếm công việc kế toán. Vị trí kế toán Logistic đóng vai trò quan trọng và là phần không thể thiếu trong các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực Logistics. 

Kế toán logistics là công việc gì?
Kế toán logistics là công việc gì?

Các nghiệp vụ và quy trình hạch toán cần biết 

Nghiệp vụ của kế toán Logistic

Bên cạnh các công việc thường thấy của kế toán ở các doanh nghiệp khác thì kế toán logistic cũng sẽ có những đầu việc riêng đặc thù. Tiêu biểu là công việc của nhân viên kế toán sẽ liên quan đến đối ngoại, sử dụng ngoại tệ, xử lý các nghiệp vụ phát sinh như: thuế xuất nhập khẩu, khoản thu chi hộ cùng với cơ quan hải quan.

Cụ thể, các nghiệp vụ kế toán logistic cần biết để hoàn thành tốt công việc bao gồm:

  • Lập báo cáo tài chính thu hộ, chi hộ
  • Làm sổ chính xác bằng phần mềm kế toán
  • Làm báo cáo thuế; báo cáo quyết toán
  • Xuất hóa đơn

Tìm hiểu thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Các nghiệp vụ kế toán bao gồm: lập báo cáo tài chính, làm sổ sách,...
Các nghiệp vụ kế toán bao gồm: lập báo cáo tài chính, làm sổ sách,…

Quy trình hạch toán

Quy trình hạch toán của được phân chia cụ thể như sau: 

Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu 

Đối với hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu như hóa đơn thương mại, hợp đồng, đơn đặt hàng, đơn giao hàng, giấy tờ chứng minh hàng hóa đủ điều kiện xuất khẩu,… thì sẽ hạch toán như sau: 

Ghi nhận doanh thu:

  • Nợ TK 112 ( nếu khách hàng trả tiền ngay với tiền gửi ngân hàng)
  • Có TK 511(tính doanh thu)
  • Nợ TK 131 (trường hợp khách chưa thanh toán hạch toán tiền phải thu khách hàng)
  • Có TK 333 (số thuế cần nộp và chi tiết các loại thuế xuất khẩu doanh nghiệp cần nộp nếu có). 

Ghi nhận giá vốn:

  • Nợ TK 632 với giá vốn hàng hóa
  • Có TK 156, 158 với hàng hóa bảo thuế.

Trong trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài thì chỉ cần ghi hóa đơn thương mại mà không cần xuất hóa đơn GTGT. Khi thực hiện hạch toán, kế toán cần theo dõi các loại tiền tệ tương ứng với các giao dịch phát sinh đã thực hiện và quy đổi ra tiền Việt Nam theo tỷ giá ngoại tệ được quy định tại thông tư 200/2014/TT-BTC. 

Xem thêm: Hạch toán là gì? Bản chất của hạch toán kế toán bạn nên biết

Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu
Hạch toán dựa vào bộ chứng từ xuất khẩu

Hạch toán dựa vào hóa đơn

Việc hạch toán dựa vào hóa đơn gồm: Chi phí vận chuyển, chi phí mở tờ khai, chi phí làm hàng ,.. tính từ thời điểm hàng hóa ra khỏi kho đến khi giao tận tay khách hàng. Hạch toán chi phí bán hàng là nợ TK 641 và Có TK 331. 

Đối với doanh nghiệp có các chứng từ nộp thuế xuất nhập khẩu thì có hạch toán là có TK 111, 112 (với các khoản tiền gửi ngân hàng hoặc tiền mặt); nợ TK 333(với các khoản thuế xuất cần phải nộp ngân sách nhà nước, cần ghi rõ loại thuế xuất nhập khẩu cần nộp)

Hạch toán dựa vào chứng từ thanh toán 

Khi kế toán công ty logistic thực hiện hạch toán vào các chứng từ thanh toán tiền cho công ty thì cần thực hiện như sau: Nợ TK 331(số tiền phải trả người bán); có TK 111, 112 (Tiền ngân hàng hoặc tiền gửi ngân hàng). 

Hạch toán căn cứ trên chứng từ thu tiền bán hàng 

Dựa trên căn cứ theo chứng từ thu tiền bán hàng hay giấy báo có của ngân hàng thì kế toán công ty logistic cần hạch toán nợ TK 112 (tiền gửi ngân hàng); có TK 131 (số tiền phải thu khách hàng)

Khi thanh toán kế toán logistics cần ghi nhận lại các chênh lệch tỷ giá phát sinh. Bởi hàng xuất nhập khẩu thường được thanh toán bằng ngoại tệ. Kế toán hạch toán vào tài khoản 515 khi lãi phát sinh chênh lệch các tỷ giá và hạch toán vào tài khoản 635 khi phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá. 

Xem thêm bài viết cùng chuyên mục:

>>> Thuế Giá Trị Gia Tăng Là Gì? Cách Tính Thuế GTGT Như Thế Nào?

Hạch toán dựa vào chứng từ thu tiền hàng hóa
Hạch toán dựa vào chứng từ thu tiền hàng hóa

Trên đây là một số thông tin giải đáp thắc mắc kế toán logistic là gì cũng như nghiệp vụ và quy trình hạch toán cần biết. Hy vọng với chia sẻ trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm sẽ giúp bạn cũng cố thêm kiến thức nghiệp vụ để thực hiện tốt công việc kế toán của mình. Ngoài ra, nếu bạn đang mong muốn thử sức với các việc làm kế toán tại môi trường mới thì có thể truy cập website tuyển dụng TopCV.vn để nhận các thông báo tuyển dụng từ các doanh nghiệp hàng đầu hiện nay.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *