thue-gia-tri-gia-tang

Thuế giá trị gia tăng là gì? Cách tính thuế GTGT như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Thuế giá trị gia tăng là một trong những thuật ngữ khá quen thuộc hiện nay. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ về thuế GTGT là gì cũng như cách tính như thế nào. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về loại thuế này, hãy cùng theo dõi ngay bài viết của vieclamketoan.vn dưới đây.

Tìm hiểu về thuế giá trị gia tăng

Để có thể xác định được cách tính giá trị gia tăng như thế nào, bạn nên hiểu về khái niệm, các đặc điểm của thuế giá trị gia tăng. Cụ thể như sau:

Thuế giá trị gia tăng là gì?

Thuế giá trị gia tăng (Value Added Tax – VAT) là một loại thuế gián thu, được đánh trên những giá trị tăng thêm của hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ phát sinh trong quá trình sản xuất, lưu thông tiêu dùng. Thuế GTGT sẽ được nộp vào ngân sách của Nhà nước theo mức độ tiêu thụ của dịch vụ, hàng hóa, sản phẩm.

Loại thuế này có nguồn gốc từ thuế doanh thu, Pháp là nước đầu tiên thực hiện ban hành Luật thuế GTGT đầu tiên trên thế giới vào năm 1954. Sau đó được áp dụng rộng rãi và hiện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang sử dụng loại thuế này.

Thuế giá trị gia tăng đánh trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ
Thuế giá trị gia tăng đánh trên giá trị tăng thêm của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ

Thuế GTGT không áp dụng trên toàn bộ giá trị của sản phẩm, dịch vụ, mà nó chỉ áp dụng với phần giá trị tăng thêm. Đây cũng là một loại thuế doanh thu đối với các giai đoạn sản xuất, lưu thông của hàng hóa, dịch vụ.

Đặc điểm thuế GTGT

Thuế giá trị gia tăng là một loại thuế độc lập và có những đặc điểm như sau:

Đối tượng chịu thuế của thuế GTGT

Là những cá nhân, tổ chức đang hoạt động kinh doanh, sản xuất hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ. Hoặc là những cá nhân, tổ chức đang hoạt động liên quan đến nhập khẩu các mặt hàng chịu thuế.

Bạn có thể tham khảo rõ hơn về đối tượng chịu thuế GTGT tại Luật Thuế GTGT 2008 và Thông tư 219/2013/TT-BTC. Bên cạnh đó, những đối tượng không chịu thuế GTGT cũng được quy định cụ thể tại bộ Luật này cùng với Luật số 31/2013/QH13 sửa đổi bổ sung cho luật Thuế GTGT 2008.

GTGT là loại thuế gián thu

Tức là một loại thuế sẽ được cộng vào với giá bán của sản phẩm, dịch vụ, hàng hóa. Khi tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ thì người tiêu dùng sẽ là đối tượng chi trả khoản thuế GTGT này. Tuy vậy, những người trực tiếp tiến hành và thực hiện trách nhiệm đóng thuế với Nhà nước không phải là người tiêu dùng mà là các cơ sở kinh doanh các loại dịch vụ, hàng hóa trên.

Xem thêm: Tổng hợp các thông tin về thuế TNDN mà kế toán cần tìm hiểu

Ý nghĩa của thuế giá trị gia tăng

Thuế GTGT có ý nghĩa rất quan trọng với Nhà nước và với doanh nghiệp. Cụ thể, sẽ có một số ý nghĩa như sau:

  • Giúp điều tiết thu nhập của cá nhân, tổ chức tiêu dùng dịch vụ, hàng hóa hoặc sản phẩm để chịu thuế GTGT.
  • Thuế giá trị gia tăng là một khoản thu quan trọng đối với Ngân sách nhà nước, tạo nguồn thu lớn, ổn định cho Ngân sách nhà nước.
  • Thuế GTGT góp phần kích thích xuất khẩu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Từ đó giúp thúc đẩy việc thực hiện các chế độ hạch toán và sử dụng hóa đơn.
  • Khấu trừ thuế đã nộp đầu vào sẽ giúp khuyến khích quá trình hiện đại hóa và chuyên môn hóa sản xuất được tăng cường hơn, từ đó giúp hạ giá thành sản phẩm.
Thuế GTGT là sẽ giúp điều tiết được thu nhập của cá nhân, tổ chức
Thuế GTGT là sẽ giúp điều tiết được thu nhập của cá nhân, tổ chức

Cách tính thuế GTGT mới nhất

Vậy, làm thế nào để tính thuế giá trị gia tăng? Việc tính thuế GTGT như thế nào sẽ còn tùy thuộc vào đối tượng chịu thuế là gì. Trong Luật thuế GTGT cũng quy định rằng, để tính loại thuế này, bạn có thể sử dụng phương pháp tính trực tiếp phần GTGT hoặc qua khấu trừ thuế. Cụ thể như sau:

Tính trực tiếp trên phần GTGT

Phương pháp này được tính cho những đối tượng là hợp tác xã, các doanh nghiệp có doanh thu dưới 1 tỷ đồng/năm, người nước ngoài có hoạt động kinh doanh, có doanh thu tại VN, không có thường trú tại nước ta,… Cách tính cụ thể như sau:

Số thuế GTGT = Doanh thu * Tỷ lệ %

Trong đó, tỷ lệ % sẽ được xác định như sau:

  • Đối với cung cấp, phân phối hàng hóa: 1%.
  • Đối với dịch vụ xây dựng, không bao thầu nguyên, vật liệu: 5%.
  • Đối với dịch vụ có liên quan đến sản xuất, vận tải gắn liền với hàng hóa phục vụ xây dựng, có bao thầu nguyên, vật liệu: 3%.
  • Những hoạt động sản xuất, kinh doanh khác: 2%.

Tìm hiểu thêm: Hạch toán thuế TNDN là gì? Cách tính thuế TNDN như thế nào?

Phương pháp tính dựa vào khấu trừ thuế

Phương pháp này áp dụng với những cơ sở kinh doanh có thể đáp ứng được các điều kiện liên quan đến hóa đơn, chứng từ, các chế độ kế toán,… được quy định theo pháp luật. Ngoài ra, những cơ sở này cần phải có doanh thu từ 01 tỷ đồng/năm trở lên. Phương pháp này không áp dụng cho cá nhân, hộ kinh doanh. Công thức tính cụ thể như sau:

Số thuế GTGT = Số thuế GTGT đầu ra – Số thuế GTGT đầu vào khi đã khấu trừ

Cách tính thuế GTGT tùy thuộc vào đối tượng chịu thuế
Cách tính thuế GTGT tùy thuộc vào đối tượng chịu thuế

Tạm kết

Trên đây là một số thông tin chia sẻ kinh nghiệm liên quan đến thuế giá trị gia tăng được tổng hợp ngắn gọn cho bạn. Hy vọng, với bài viết này, bạn sẽ hiểu hơn về thuế giá trị gia tăng là gì cũng như những vấn đề liên quan. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để cập nhật các tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực cũng như việc làm kế toán nhé!

Có thể bạn quan tâm: Nhân viên kế toán kho là gì? Mô tả công việc của kế toán kho

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *