Kế toán nội bộ là một trong những vị trí có tiềm năng trở thành kế toán trưởng trong nhiều doanh nghiệp. Hãy cùng tìm hiểu về công việc của vị trí này là gì ngay trong bài viết chi tiết dưới đây của Vieclamketoan nhé.
Kế toán nội bộ là gì?
Kế toán nội bộ là người chịu trách nhiệm quản lý, tập hợp các phát sinh thực tế, bao gồm cả có hóa đơn và không có hóa đơn, các chứng từ,… liên quan để làm căn cứ xác định tình hình tài chính, lợi nhuận, chi phí, lãi lỗ của doanh nghiệp. Hiểu đơn giản hơn, vị trí này sẽ quản lý những vấn đề tài chính bên trong nội bộ doanh nghiệp.
Bản mô tả cơ bản công việc kế toán nội bộ
Nhiệm vụ, hoạt động của kế toán nội bộ thường liên quan đến ghi chép sổ sách, các hoạt động tài chính hàng ngày của doanh nghiệp. Cụ thể, thường sẽ bao gồm những công việc chung như sau:
- Quản lý, theo dõi, kiểm tra các chứng từ, hóa đơn hợp lệ, chính xác.
- Phối hợp với các kế toán khác để hoàn thành công việc được giao phó.
- Luân chuyển các loại giấy tờ, hồ sơ, hóa đơn, chứng từ theo trình tự, quy trình kế toán của doanh nghiệp.
- Hạch toán các loại hóa đơn, chứng từ nội bộ.
- Thực hiện lưu trữ, bảo mật thông tin liên quan đến tài chính của tổ chức.
- Đưa ra những yêu cầu, đề xuất cần thiết để giúp đảm bảo hiệu quả công việc.
- Phân tích số liệu, cập nhật tình hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Các công việc hàng ngày của kế toán nội bộ sẽ giúp ích cho doanh nghiệp điều chỉnh và đưa những chiến lược mới, phù hợp để cải thiện và nâng cao hoạt động kinh doanh. Vì vậy đây là vị trí có tiềm năng trở thành kế toán trưởng hoặc trưởng phòng kế toán.
Tìm hiểu thêm: Kế Toán Trưởng Và Trưởng Phòng Kế Toán Có Khác Nhau Không?
Phân loại công việc kế toán nội bộ chi tiết theo từng vị trí
Tùy thuộc vào từng phân loại kế toán, nhiệm vụ của vị trí này sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo nhiệm vụ cơ bản của vị trí kế toán này theo từng phân loại như sau:
Vị trí | Nhiệm vụ chính |
1. Kế toán thu – chi | Thực hiện lập các phiếu thu – chi dựa vào tình hình thực tế thu – chi của doanh nghiệp. Lập, theo dõi và quản lý dòng tiền qua quỹ của tổ chức. |
2. Kế toán kho | Căn cứ vào tình hình xuất – nhập hàng hóa để lập các chứng từ liên quan, lưu sổ theo dõi, quản lý luồng hàng hóa, báo cáo tình trạng xuất, nhập, tồn kho. |
3. Kế toán thanh toán | Lập các đơn từ đề nghị, tạm ứng, thanh toán, hoàn ứng,… theo yêu cầu của doanh nghiệp. Mở, theo dõi các khoản tạm ứng thanh toán chứng từ, đối chiếu công nợ,… |
4. Kế toán tiền lương | Soạn thảo, quản lý hợp đồng lao động. Xây dựng các cơ chế liên quan đến lương, ngân sách trả lương, quy trình thanh toán lương. Quản lý các chế độ liên quan như BHXH, BHYT, BHTN,… cho người lao động. |
5. Kế toán bán hàng | Quản lý các số liệu liên quan đến mua – bán hàng hóa. Theo dõi và quản lý các chứng từ, hóa đơn bán hàng. Tổng hợp các chi phí, doanh thu,… liên quan đến hoạt động mua bán của doanh nghiệp. |
6. Kế toán công nợ | Theo dõi tình hình thanh toán của khách hàng theo công nợ cần phải thu hoặc cần phải trả cho khách hàng/đối tác. Lên các kế hoạch liên quan đến thu hoặc giãn nợ theo nhu cầu, lập các báo cáo liên quan đến công nợ,… |
7. Kế toán tổng hợp | Phân loại và phân tích các chứng từ liên quan đến doanh nghiệp, theo dõi tình hình tài chính doanh nghiệp. Lập các báo cáo liên quan đến tình hình tài chính doanh nghiệp. |
8. Kế toán trưởng | Điều hành, kiểm tra và quản lý hoạt động của bộ phận kế toán. Báo cáo trực tiếp lên Ban giám đốc về tình hình tài chính, lãi – lỗ của doanh nghiệp. |
Tìm hiểu thêm công việc của 1 số vị trí
- Kế toán kho làm gì? Công việc kế toán kho vất vả không?
- Kế toán trưởng là gì? Bản mô tả công việc mới nhất
Yêu cầu vị trí kế toán nội bộ
Ngoài mô tả nhiệm vụ chi tiết, bạn cũng cần phải nắm rõ những yêu cầu của vị trí này. Bao gồm như sau;
- Có kiến thức và nghiệp vụ chuyên môn thành thạo liên quan đến mảng kế toán mà mình đảm nhiệm.
- Khả năng tính toán tốt, nhạy bén với số liệu, phân tích và đánh giá được hiệu quả tài chính.
- Thành thạo tin học văn phòng, sử dụng được các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay.
- Có quy chuẩn đạo đức kế toán, trung thực, công bằng, khách quan, cẩn thận và tỉ mỉ trong công việc.
Mức lương kế toán nội bộ là bao nhiêu?
Tùy thuộc vào từng quy mô nhân sự, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp và kiến thức, kỹ năng chuyên môn của nhân viên, mức thu nhập thực tế của kế toán sẽ khác nhau. Tuy vậy, bạn cũng có thể tham khảo một số thống kê về mức thu nhập của vị trí này như sau:
- Mức lương trung bình: 9.6 triệu đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 8.2 – 11 triệu đồng/tháng.
- Mức lương thấp nhất: 2.7 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất: 27.3 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Kế Toán Nội Bộ Chi Tiết Cho Newbie
Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về vị trí kế toán nội bộ là gì, làm những công việc nào. Để tìm việc làm kế toán nội bộ uy tín, lương cao, đừng quên truy cập TopCV để tiếp cận nhiều hơn đến những việc làm ngành kế toán cũng như có cơ hội làm việc tại những doanh nghiệp lớn nhé!
Có thể bạn quan tâm: Top 8 website tuyển kế toán nội bộ chất lượng cao HR nên biết