Trong lĩnh vực kế toán thuế, các câu hỏi phỏng vấn thường tập trung vào kiến thức và kinh nghiệm của ứng viên trong việc xử lý các vấn đề liên quan đến thuế. Nếu bạn đang trong quá trình tìm kiếm việc làm của mình, hãy cùng tham khảo các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế được Vieclamketoan.vn tổng hợp trong bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm sau đây để tăng cơ hội được tuyển dụng cao hơn nhé.
Câu 1: Bạn có thể giải thích sự khác biệt giữa kế toán thuế và kiểm toán?
Giải thích: Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế được nhà tuyển dụng sử dụng để đánh giá hiểu biết của ứng viên về hai lĩnh vực này. Bên cạnh đó, qua câu hỏi này, nhà tuyển dụng cũng muốn để kỹ năng và kinh nghiệm của bạn. Cách trả lời tốt nhất là trực tiếp và ngắn gọn.
Gợi ý trả lời:
Kế toán thuế và kiểm toán là hai khía cạnh quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán. Kế toán thuế tập trung vào việc tính toán, báo cáo và đảm bảo tuân thủ quy định thuế. Công việc của nhân viên kế toán thuế là đảm bảo rằng doanh nghiệp nộp đúng số tiền thuế, tuân thủ các quy định thuế.
Trong khi đó, kiểm toán tập trung vào đánh giá và xác minh tính chính xác của thông tin tài chính. Kiểm toán viên thực hiện việc kiểm tra, so sánh và phân tích dữ liệu tài chính để đưa ra ý kiến về tính chính xác và phù hợp của báo cáo tài chính.
Xem thêm: Mô Tả Về Công Việc Kế Toán Thuế Trong Doanh Nghiệp Là Làm Gì?
Câu 2: Làm cách nào để bạn dự báo các khoản nợ thuế của một tổ chức cho năm tài chính sắp tới?
Giải thích: Nhà tuyển dụng sử dụng câu hỏi này để kiểm tra kỹ năng và kiến thức của bạn, nhằm xác nhận khả năng của bạn cho vị trí bạn đang ứng tuyển. Trong quá trình phỏng vấn, bạn có thể được hỏi nhiều câu hỏi thuộc loại này. Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế nhằm đánh giá khả năng của ứng viên trong việc dự báo các khoản nợ thuế và hiểu biết về quy trình liên quan.
Gợi ý trả lời:
Bạn cần trả lời cho nhà tuyển dụng hiểu rằng, quá trình dự đoán khác khoản nợ thuế chỉ mang tính chất tương đối và làm dữ liệu tham khảo. Sau đó nêu các cách mà bạn sẽ áp dụng để dự báo thuế, ví dụ như sau:
- Xem xét các báo cáo thuế và thông tin tài chính của các năm trước đây để hiểu các xu hướng và biến động trong khoản nợ thuế của tổ chức.
- Xem xét các yếu tố có thể ảnh hưởng đến khoản nợ thuế, bao gồm thay đổi về thuế suất, quy định thuế mới, hoặc các sự kiện kinh doanh đặc biệt có thể gây ra tác động đến nợ thuế.
- Sử dụng các công cụ phân tích tài chính để xử lý dữ liệu và tạo ra dự báo. Các công cụ này có thể bao gồm việc sử dụng phương pháp hồi quy tài chính hoặc mô hình dự báo thuế dựa trên các thông số quan trọng.
- Xem xét các giả định và rủi ro liên quan đến dự báo thuế, như thay đổi về quy định thuế hoặc sự biến động trong hoạt động kinh doanh, để đảm bảo tính khả thi và chính xác của dự báo.
Xem thêm: Lợi Nhuận Trước Thuế Và Lãi Vay (EBIT) Là Gì? Công Thức Tính
Câu 3: Thuế TNDN hoãn lại phải trả là gì và hạch toán như thế nào?
Giải thích: Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế chuyên môn được sử dụng để kiểm tra kiến thức của ứng viên. Câu hỏi này có thể đã xuất hiện trong các kỳ thi học tập cũng như kỳ thi chứng chỉ CPA. Bạn cần nắm rõ những quy định liên quan đến thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hoãn lại để trả lời câu hỏi này.
Gợi ý trả lời:
Thuế TNDN hoãn lại phải trả là một loại thuế TNDN mà tổ chức hoãn lại việc trả cho cơ quan thuế theo quy định của pháp luật. Điều này cho phép tổ chức trì hoãn việc thanh toán thuế trong tài khoản kế toán của mình. Khoản thuế hoãn lại này, tổ chức sẽ phải nộp trong lương lai và tính dựa trên những khoản chênh lệch tạm thời của thuế TNDN theo năm đóng thuế.
Bạn có thể tham khảo các quy định liên quan thuế TNDN hoãn lại tại Thông tư 200/2014/TT-BTC, Luật Kế toán 2015. Theo đó, hạch toán thuế TNDN hoãn lại được thực hiện cuối năm bằng cách căn cứ vào “Bảng xác định thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả“. Tùy thuộc vào số thuế TNHL phải trả phát sinh trong năm so với số thuế thu nhập hoãn lại (TNHL) được hoàn nhập trong năm, bạn có thể áp dụng các hạch toán tương ứng.
Ví dụ như sau:
Nếu số thuế TNHL phải trả phát sinh trong năm lớn hơn số thuế TNHL được hoàn nhập trong năm:
- Ghi nhận nợ vào tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
- Ghi nhận có vào tài khoản 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
Nếu số thuế TNHL phải trả phát sinh trong năm nhỏ hơn số thuế TNHL được hoàn nhập trong năm:
- Ghi nhận nợ vào tài khoản 347 – Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả.
- Ghi nhận có vào tài khoản 8212 – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại.
Lưu ý rằng các tài khoản trên chỉ là ví dụ và có thể thay đổi tùy thuộc vào hệ thống tài khoản cụ thể được sử dụng trong doanh nghiệp. Để đảm bảo tính chính xác và tuân thủ quy định, bạn nên tham khảo tài liệu hướng dẫn từ cơ quan thuế và quy định thuế địa phương.
Xem thêm: Hạch Toán Thuế TNDN Là Gì? Cách Tính Thuế TNDN Như Thế Nào?
Câu 4: Những báo cáo nào bạn phải kê khai hàng tháng, hàng quý, hàng năm?
Giải thích: Đây là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế được sử dụng để kiểm tra kiến thức và kinh nghiệm của bạn về các báo cáo thuế hàng tháng, hàng năm. Đây là một phần quan trọng trong công việc kế toán thuế và nhà tuyển dụng muốn đảm bảo rằng bạn có hiểu biết, có khả năng thực hiện công việc này.
Gợi ý trả lời:
Theo Thông tư 219/2013/TT-BTC, Thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC, Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC, Luật Kế toán 2015, các loại báo cáo mà kế toán thuế cần phải kê khai hàng tháng, hàng quý và hàng năm như sau:
Các báo cáo cần kê khai hàng tháng:
- Báo cáo thuế đột xuất (nếu có yêu cầu từ cơ quan thuế).
- Tờ khai thuế GTGT (thuế giá trị gia tăng).
- Tờ khai thuế TNCN (thuế thu nhập cá nhân).
- Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn.
- Báo cáo quyết toán thuế GTGT (nếu áp dụng).
Các báo cáo cần kê khai thuế theo quý:
- Báo cáo thuế GTGT hàng quý.
- Báo cáo thuế TNCN hàng quý.
Báo cáo tạm ứng thuế TNDN quý. - Báo cáo sử dụng hóa đơn theo quý.
Các báo cáo cần kê khai hàng năm:
- Nộp lệ phí môn bài (chậm nhất 30/01 hàng năm).
- Báo cáo sử dụng tình hình hóa đơn.
- Báo cáo tình hình sử dụng chứng từ khấu trừ thuế TNCN.
- Tờ khai thuế thu nhập cá nhân theo tháng/quý.
- Nộp thuế TNDN tạm tính.
- Quyết toán thuế năm đối với năm thu nhập doanh nghiệp/thu nhập cá nhân.
- Nộp báo cáo tài chính năm.
Câu 5: Bạn có thể giải thích lý do tại sao điều quan trọng đối với các doanh nghiệp là duy trì hồ sơ thuế trong tối thiểu 10 năm không?
Giải thích: Đây cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế được nhà tuyển dụng lựa chọn để xác định chuyên môn của bạn. Bên cạnh đó, câu hỏi này cũng giúp nhà tuyển dụng kiểm tra xem bạn có thường xuyên cập nhật các kiến thức mới hay không.
Gợi ý trả lời:
Các doanh nghiệp cần duy trì hồ sơ thuế theo thời hạn của pháp luật vì các lý do sau:
- Đảm bảo tuân thủ pháp luật: Theo quy định tại Nghị định 174/2016/NĐ-CP, Điều 13, tất cả tài liệu chứng từ kế toán sau sẽ có thời hạn lưu trữ tối thiểu là 10 năm.
- Duy trì hồ sơ thuế đầy đủ và chính xác giúp doanh nghiệp chuẩn bị tốt cho quá trình kiểm tra, thanh tra của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hồ sơ không đầy đủ, doanh nghiệp có thể đối mặt với kiện toàn thuế, truy thu và phạt thuế.
- Là bằng chứng về sự đóng góp thuế của doanh nghiệp và cũng là căn cứ để bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp trong các tranh chấp thuế.
- Cung cấp thông tin quan trọng về thuế và tài chính của doanh nghiệp.
Câu 6: Bạn sẽ hỗ trợ khách hàng hoặc doanh nghiệp nộp thuế quá hạn như thế nào?
Giải thích: Đây cũng là một trong các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế được sử dụng để kiểm tra khả năng xử lý tình huống khó khăn của ứng viên. Cách tiếp cận tốt nhất để trả lời câu hỏi này là trực tiếp đưa ra đề xuất xử lý tình huống nộp thuế quá hạn như thế nào.
Gợi ý trả lời:
Để trả lời câu hỏi này, bạn nên lưu ý một số vấn đề sau:
- Hãy bắt đầu bằng bối cảnh bạn ít khi gặp những trường hợp này ở các khách hàng, doanh nghiệp mà bạn đã hỗ trợ, làm việc.
- Sau đó, tiếp tục với yếu tố sẽ có những trường hợp bị quá hạn thuế không mong muốn, nêu nguyên nhân ví dụ như hồ sơ thuế không chính xác, thay đổi mã số thuế,…
- Tiếp theo bạn sẽ đưa ra cách bạn giải quyết tình huống này, hãy nhấn mạnh rằng bạn sẽ làm việc với tổ chức, cơ quan có thể quyền để có kế hoạch nộp thuế quá hạn hiệu quả, nhanh chóng nhất.
- Trong quá trình trả lời câu hỏi này, đừng quên hỏi lại nhà tuyển dụng những vấn đề mà bạn chưa hiểu để câu trả lời được phù hợp hơn.
Xem thêm: Bộ Câu Hỏi Tình Huống Phỏng Vấn Kế Toán Phổ Biến Và Gợi Ý Trả Lời
Trên đây là các câu hỏi phỏng vấn kế toán thuế phổ biến và gợi ý trả lời mà bạn có thể tham khảo. Việc chuẩn bị trước cho phỏng vấn là rất quan trọng để bạn có thể thể hiện tốt nhất khả năng của mình và đạt được công việc mà mình mong muốn.
Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tham khảo thêm các cơ hội việc làm kế toán hấp dẫn khác. Tại TopCV.vn, bạn có thể dễ dạng tạo CV, kết nối cùng hàng ngàn nhà tuyển dụng chất lượng, uy tín từ các doanh nghiệp hàng đầu. Từ đó tăng cơ hội tìm kiếm việc làm thành công hơn.
Xem thêm: Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Tổng Hợp Và Hướng Dẫn Trả Lời