loi-nhuan-truoc-thue-va-lai-vay-topcv-1

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là gì? Công thức tính 

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là gì? Làm thế nào để tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay? Vieclamketoan sẽ cung cấp các thông tin chi tiết về vấn đề này qua bài viết dưới đây.

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là gì?

Lợi nhuận trước thuế và lãi vay viết tắt là EBIT (Earnings Before Interest and Taxes) là lợi nhuận của một doanh nghiệp có được sau khi trừ đi tất cả các chi phí không bao gồm thuế thu nhập và lãi vay. 

Để đánh giá một doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả hay không người ta sẽ nhìn vào EBIT. Thực tế, chỉ số EBIT có vai trò rất quan trọng với một số đối tượng trong kinh doanh. Cụ thể: 

  • Đối với các nhà quản trị doanh nghiệp: Dựa vào chỉ số lợi nhuận trước thuế và lãi vay để tính toán các chỉ số khác. Đồng thời sớm đưa ra những điều chỉnh phù hợp nếu nhận thấy tình hình kinh doanh không hiệu quả.
  • Đối với các nhà đầu tư: Chỉ số EBIT giúp họ nhận định được doanh nghiệp nào làm ăn tốt, có khả năng sinh lời cao. Từ đó đưa ra quyết định đầu tư chính xác hơn.
  • Đối với ngân hàng và các quỹ tín dụng: Căn cứ vào chỉ số EBIT để đánh giá khả năng thanh toán của doanh nghiệp, quyết định hạn mức cho vay.

Tìm hiểu thêm: Lợi Nhuận Trước Thuế Là Gì? Tổng Hợp Những Điều Cần Biết

loi-nhuan-truoc-thue-va-lai-vay-topcv-2
Lợi nhuận trước thuế và lãi vay (EBIT) là gì? Công thức tính

Công thức tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Có 3 công thức để tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay như sau:

Công thức tính

Công thức 1: EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động

Công thức 2: EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay

Công thức 2: EBIT = Thu nhập sau thuế + Thuế thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay

Ví dụ cơ bản

Công ty nước giải khát X đạt được doanh thu là 400 tỷ đồng, chi phí cho tất cả các hoạt động là 200 tỷ, lợi nhuận trước thuế là 196 tỷ, thuế thu nhập là 39,2 tỷ, chi phí lãi vay là 4 tỷ.

Công ty sẽ có lợi nhuận sau thuế là : 

Lợi nhuận trước thuế – Thuế thu nhập = 196 tỷ – 39,2 tỷ = 156,8 tỷ

Từ đó, ta sẽ công thức tính EBIT của công ty như sau:

EBIT = Tổng doanh thu – Chi phí hoạt động = 400 tỷ – 200 tỷ = 200 tỷ

EBIT = Lợi nhuận trước thuế + Chi phí lãi vay = 196 tỷ + 4 tỷ =200 tỷ

EBIT = Thu nhập sau thuế + Thu nhập doanh nghiệp + Chi phí lãi vay = 156,8 tỷ + 39,2 tỷ + 4 tỷ = 200 tỷ

Tham khảo thêm: Hệ Số Vòng Quay Khoản Phải Thu Là Gì? Cách Tính Và Ý Nghĩa?

loi-nhuan-truoc-thue-va-lai-vay-topcv-3
Có 3 công thức tính lợi nhuận trước thuế và lãi vay

Ứng dụng EBIT hiệu quả trong đầu tư

EBIT được ứng dụng như thế nào trong hoạt động đầu tư? Hãy cùng xem một số ứng dụng chủ yếu của EBIT trong việc nhận định tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nhằm giúp nhà đầu tư đưa ra quyết định chính xác.

EBIT Margin

EBIT Margin là biên lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Hệ số này thể hiện hiệu quả quản lý các chi phí như giá vốn, chi phí bán hàng, chi phí quản lý,… của doanh nghiệp. EBIT Margin được dùng để so sánh hiệu quả kinh doanh của một công ty qua các năm hoặc so sánh nhiều công ty cùng lĩnh vực với nhau.

Để tính EBIT Margin, ta có công thức sau đây:

EBIT Margin = EBIT / Doanh thu thuần

Nếu chỉ số EBIT Margin giữ ở mức 15% hàng năm thì có thể đánh giá doanh nghiệp kinh doanh hiệu quả. Chỉ số này càng cao, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp càng tốt. Ngược lại, chỉ số EBIT Margin càng thấp chứng tỏ công ty đang gặp khó khăn trong việc quản lý các chi phí. 

Xem thêm: 7 nguyên tắc kế toán cơ bản và ví dụ minh họa cập nhật mới 2023

loi-nhuan-truoc-thue-va-lai-vay-topcv-4
EBIT được ứng dụng rất nhiều đầu tư bởi đây là chỉ số giúp đo lường hiệu quả tốt

Mô hình Dupont 5 yếu tố

Các nhà đầu tư thường sử dụng mô hình Dupont 5 yếu tố, trong đó có EBIT Margin, để đánh giá những yếu tố ảnh hưởng đến tình hình hoạt động của các doanh nghiệp, đó là:

  • Hệ số gánh nặng thuế: Thể hiện mức thuế mà doanh nghiệp đang phải gánh.
  • Hệ số gánh nặng lãi vay: Thể hiện mức độ vay, khả năng kiểm soát khoản vay, và rủi ro từ các khoản vay của doanh nghiệp.
  • EBIT Margin: Thể hiện khả năng quản lý chi phí hoạt động của doanh nghiệp.
  • Doanh thu thuần/Tổng tài sản bình quân: Cho biết 1 đồng tài sản sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần.
  • Tài sản bình quân/Vốn chủ sở hữu bình quân: Thể hiện khả năng sử dụng nguồn vốn, thu lợi trên nguồn vốn của doanh nghiệp. 

Tham khảo thêm: Lợi Nhuận Sau Thuế Là Gì? Ý Nghĩa Và Cách Tính

Đánh giá khả năng thanh toán lãi vay

Hệ số này thể hiện lợi nhuận tạo ra có đủ để doanh nghiệp thanh toán các khoản lãi vay hay không. Hệ số càng lớn, khả năng thanh toán lãi vay của doanh nghiệp càng tốt. Hay nói cách khác, doanh nghiệp đang kinh doanh có lời cao. Nếu hệ số này quá nhỏ tức là doanh nghiệp đang vướng vào nợ nần. Nếu không kiểm soát được sẽ dẫn đến phá sản.

loi-nhuan-truoc-thue-va-lai-vay-topcv-5
EBIT là một yếu tố trong mô hình Dupont 

Công thức tính khả năng thanh toán lãi vay dựa trên EBIT như sau: 

Khả năng thanh toán lãi vay = EBIT / Chi phí lãi vay

Tuy nhiên, với một số công ty đang trong giai đoạn đầu tư cơ sở hạ tầng, cải tiến trang thiết bị, máy móc,… đang phải gánh một khoản chi phí lãi vay cao nhưng việc làm ăn của họ vẫn hiệu quả thì chỉ số này không phản ánh được hết tiềm năng phát triển của doanh nghiệp. Nhà đầu tư cần dựa vào tình hình thực tế và một số chỉ số khác.

Có thể bạn quan tâm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Như vậy, bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm đã cung cấp đầy đủ kiến thức về lợi nhuận trước thuế và lãi vay. Là một kế toán viên, chắc chắn bạn sẽ không thể bỏ qua những thông tin này. Song hành với việc cập nhật thêm kiến thức, bạn cũng nên chủ động tìm việc để nắm bắt được cơ hội tốt nhất. Tại TopCV đang có hàng ngàn cơ hội việc làm kế toán hấp dẫn cho bạn, hãy truy cập và tìm việc làm phù hợp nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *