Chứng chỉ hành nghề kế toán là minh chứng cụ thể cho kiến thức và đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên. Vậy chứng chỉ hành nghề kế toán là gì? Có những quy định gì khi học và thi chứng chỉ này? Cùng Vieclamketoan tìm hiểu kỹ qua bài viết sau!
Chứng chỉ hành nghề kế toán là gì?
Chứng chỉ hành nghề kế toán hay còn gọi là chứng chỉ kế toán viên (CPA: Certified Public Accountant). Đây là văn bằng được cấp bởi Bộ Tài chính sau khi thí sinh hoàn thành bài thi đánh giá năng lực dựa theo tiêu chuẩn của Bộ.
Chứng chỉ kế toán viên rất cần thiết cho kế toán trưởng, kế toán viên độc lập thời vụ, kế toán viên của các đơn vị dịch vụ kế toán, chủ doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kế toán. Chứng chỉ là minh chứng rõ ràng nhất cho kỹ năng, kiến thức chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp của bạn.
Tìm hiểu thêm: Học Chứng Chỉ Kế Toán Có Xin Được Việc Không? Học Chứng Chỉ Nào?
Tổng hợp các điều kiện thi chứng chỉ hành nghề kế toán
Có chứng chỉ CPA không chỉ giúp kế toán khẳng định năng lực mà còn là lợi thế với những ứng viên đang tìm kiếm công việc. Bởi nhà tuyển dụng sẽ ưu tiên những nhân sự có nền tảng vững chắc, có sự đầu tư cho việc học và nâng cao chuyên môn.
Vậy nên các điều kiện thi chứng chỉ kế toán viên được rất nhiều người quan tâm. Cụ thể, theo Điều 4, Thông tư 91/2017/TT-BTC thay thế Thông tư 129/2012/TT-BTC quy định về việc quản lý thi cử và cấp chứng chỉ CPA, đối tượng tham gia thi cần đảm bảo các điều kiện sau:
Tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp
Đối tượng dự thi phải đảm bảo tính trung thực, liêm khiết trong quá trình công tác. Có ý thức chấp hành tốt pháp luật Việt Nam.
Tiêu chuẩn trình độ chuyên môn
- Tốt nghiệp các chuyên ngành tài chính, ngân hàng, kế toán.
- Tốt nghiệp các ngành học khác với số lượng tiết học các môn: Kế toán, Phân tích hoạt động tài chính, Kiểm toán, Thuế chiếm ít nhất 7% tổng thời lượng học
- Sở hữu văn bằng ngành học khác, hoàn thành các khóa học về kế toán, kiểm toán do các Tổ chức nghề nghiệp quốc tế về kế toán, kiểm toán cấp theo quy định pháp luật Việt Nam.
Xem thêm: Giải Đáp Nhanh – Sinh Viên Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì?
Điều kiện về thâm niên công tác
- Thí sinh đăng ký dự thi phải có thời gian công tác thực tế trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán tối thiểu 36 tháng. Thời gian công tác được ghi nhận từ tháng tốt nghiệp trên bằng Đại học đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Thời gian làm việc thực tế được ghi nhận bao gồm thời gian công tác tại các vị trí: Trợ lý kiểm toán tại doanh nghiệp kiểm toán, kiểm toán tại bộ phận kiểm toán nội bộ của đơn vị kinh doanh, thời gian làm kiểm toán tại các đơn vị Nhà nước.
Xem thêm: Kiểm Toán Viên Là Gì? Các Tiêu Chuẩn Để Trở Thành Kiểm Toán?
Cập nhật những quy định mới nhất về chứng chỉ kế toán viên
Để chuẩn bị cho quá trình thi, bạn cần lưu ý một số nội dung sau:
Nội dung thi
Thí sinh dự thi chứng chỉ kế toán viên phải thực hiện những môn thi sau:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao
- Thuế và quản lý thuế nâng cao
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao
Hình thức, thời lượng làm bài thi
- Tất cả các môn đều thi viết
- Môn ngoại ngữ : 120 phút
- Các môn còn lại: 180 phút
Hồ sơ dự thi
Theo Điều 5 của Thông tư 91/2017/TT-BTC, hồ sơ đăng ký dự thi chứng chỉ kế toán viên hợp lệ gồm các yếu tố sau:
- Phiếu đăng ký dự thi được xác nhận bởi cơ quan làm việc hiện tại hoặc Ủy ban nhân dân địa phương theo hộ khẩu thường trú, ảnh màu 3×4 đã có dấu giáp lai, giấy xác nhận công tác từ các doanh nghiệp
- Bản sao có công chứng căn cước công dân, passport
- Sơ yếu lý lịch được cơ quan chính quyền địa phương xác thực
- Bản sao các văn bằng được quy định
- Nếu thí sinh dự thi nộp văn bằng ngành khác, cần kèm theo bảng điểm chú thích đầy đủ số tiết học các môn.
- 3 ảnh màu 3×4cm chụp mới trong vòng 6 tháng và 2 phong bì dán tem ghi họ tên, địa chỉ người nhận
Những câu hỏi thường gặp về thi chứng chỉ CPA
Lệ phí thi là bao nhiêu và thi bao lâu có bằng?
Lệ phí thi mỗi môn thi là 200.000 đồng. Với 4 môn, thí sinh cần nộp 800.000 đồng để tham dự kì thi. Chứng chỉ sẽ được gửi đến thí sinh trong vòng 60 ngày từ khi có kết quả đạt.
Hành nghề kế toán mà không có CPA có sao không?
Theo Điểm d Khoản 1 Điều 15 Nghị định 105/2013/NĐ-CP, cá nhân hành nghề nhưng không có chứng chỉ sẽ chịu mức phạt 20.000.000 đến 30.000.000 đồng. Vậy nên nếu bạn đang muốn thăng tiến lên kế toán trưởng hoặc muốn có công việc tốt thì cần lưu tâm về việc thi chứng chỉ này nhé.
Xem thêm: Chứng Chỉ ACCA Là Gì? Học ACCA Có Lợi Ích Gì? Cơ Hội Nghề Nghiệp
Chứng chỉ có thời hạn bao lâu?
Dựa theo điều 6, mục 2, thông tư số 202/2012/TT – BTC: Thời hạn của chứng chỉ tối đa 5 năm (60 tháng). Nhưng không quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm chứng chỉ bắt đầu có hiệu lực.
Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán có thời hạn tối đa 5 năm (60 tháng) nhưng không quá ngày 31 tháng 12 của năm thứ năm kể từ năm chứng chỉ bắt đầu có hiệu lực.
Trong trường hợp nào chứng chỉ mất hiệu lực ?
Theo điều 9 thông tư 296/2016/TT – BTC, chứng chỉ sẽ không còn giá trị trong một số trường hợp, bao gồm:
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán hết hạn
- Giấy chứng nhận đăng ký hành nghề kế toán bị thu hồi
- Giấy phép lao động của kế toán viên là người nước ngoài tại Việt Nam không còn giá trị, hết hiệu lực.
- Kế toán viên hành nghề không còn làm việc và chấm dứt hợp đồng lao động toàn thời gian với doanh nghiệp dịch vụ kế toán, hộ kinh doanh dịch vụ kế toán ghi trên chứng chỉ.
- Và một số trường hợp khác đã được quy định trong luật
Như vậy bài viết trong chuyên mục chia sẻ kinh nghiệm đã mang đến cho bạn thông tin cụ thể về chứng chỉ hành nghề kế toán. Với chứng chỉ kế toán viên, bạn có thể tự tin ứng tuyển ở rất nhiều doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Chính vì vậy, hãy nhanh chóng lên kế hoạch thi chứng chỉ để mở rộng cơ hội việc làm cho bản thân. Đừng quên truy cập ngay TopCV để cập nhật những cơ hội việc làm kế toán mới nhất nhé!
Có thể bạn quan tâm: Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Kế Toán Nội Bộ Chi Tiết Cho Newbie