doi-tuong-ke-toan-la-gi

Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Đối tượng kế toán là một trong những thuật ngữ thường gặp trong lĩnh vực kế toán. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu về đối tượng kế toán là gì. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về khái niệm này, đừng bỏ lỡ bài viết “Đối tượng kế toán là gì? Cách xác định đối tượng kế toán” của vieclamketoan.vn ngay sau đây.

Tổng quan về đối tượng kế toán là gì?

Kế toán đóng vai trò quan trọng, bởi bất kỳ doanh nghiệp nào khi đi vào kinh doanh đều phải có hoạt động kế toán. Bởi, đây là hoạt động sẽ liên quan đến toàn bộ quá trình tóm tắt, ghi chép, phân tích, báo cáo dữ liệu liên quan đến tài chính. Vì vậy, hiểu về những khái niệm trong kế toán như đối tượng kế toán là gì là rất cần thiết.

Đối tượng kế toán là gì?

Hiểu đơn giản, đối tượng kế toán chính là các nguồn hình thành, tài sản, sự vận động của tài sản trong suốt quá trình bắt đầu, kinh doanh và tồn tại của doanh nghiệp. Bạn có thể hiểu rằng, đối tượng kế toán sẽ là khái niệm phản ánh về khía cạnh nguồn vốn, tài sản của doanh nghiệp.

Tổng quan về đối tượng kế toán là gì?
Tổng quan về đối tượng kế toán là gì?

Khi bắt đầu sản xuất, kinh doanh, các loại tài sản của doanh nghiệp sẽ bị biến đổi liên tục. Do đó, hoạt động kế toán sẽ phải thực hiện theo dõi cụ thể, ghi chép lại những sự biến đổi này. Từ đó, khái niệm đối tượng kế toán là gì được ra đời. Tùy vào loại hình, linh vực kinh doanh, đối tượng kế toán của mỗi doanh nghiệp, tổ chức có thể khác nhau.

Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Là Gì? Bản Chất Của Hạch Toán Kế Toán Bạn Nên Biết

Cách xác định đối tượng kế toán

Kế toán viên sẽ là người xác định đối tượng kế toán, để thực hiện được điều đó, họ sẽ cần phải xem xét 2 yếu tố chính là sự hình thành cũng như sự biến động của đối tượng kế toán. Họ cần theo dõi chi tiết, cụ thể về 2 yếu tố này từ khi doanh nghiệp bắt đầu và trong suốt quá trình hoạt động.

Trong quá trình xác định cần lưu ý, toàn bộ tài sản và biến động liên quan đều phải phản ánh được bằng con số chính xác, minh bạch. Hiểu chính xác hơn, tất cả tài sản của doanh nghiệp cần phải thể hiện bằng tiền tệ.

Hầu hết, một doanh nghiệp sẽ tồn tại 2 loại tài sản là hữu hình và vô hình. Cụ thể như sau;

  • Tài khoản hữu hình: Máy móc, thiết bị, nguyên vật liệu, công cụ, tiền mặt, phương tiện vận tải, tiền trong ngân hàng,…
  • Tài khoản hữu hình: Quyền thương mại, cổ phiếu, cổ phần, nhãn hiệu, các quyền thương mại, sáng chế, hợp đồng tách biệt khỏi tài sản,…

Để xác định được chính xác đối tượng kế toán, nhân viên kế toán sẽ cần dựa vào nguồn gốc của tài sản. Thường sẽ bao gồm 2 nguồn chính là vốn sở hữu, nợ phải trả. Hai loại tài sản này đều sẽ hình thành, vận động thường xuyên trong quá trình doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh, hoạt động.

Bạn cần xác định loại tài sản trước khi xác định đối tượng kế toán
Bạn cần xác định loại tài sản trước khi xác định đối tượng kế toán

Phân loại đối tượng kế toán

Như vậy, sau khi tìm hiểu tổng quan đối tượng kế toán là gì, bạn đã hiểu được rằng đối tượng kế toán sẽ bao gồm nguồn vốn và tài sản. Cụ thể phân loại theo từng nhóm đối tượng kế toán như sau:

Đối tượng kế toán là tài sản

Tài sản được xác định là các nguồn lực, tiền tệ, tài chính,… mà doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Từ tài sản sẽ mang lại lợi ích về kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai. Nó sẽ gồm:

Tài sản ngắn hạn (lưu động)

Bao gồm những tài sản được sử dụng trong thời gian ngắn, có tính thanh khoản cao, có thể thu hồi – luân chuyển nhanh. Tài sản ngắn hạn thường sẽ tồn tại trong một chu kỳ kinh doanh. Cụ thể hơn như:

  • Tài sản chính – bao gồm: Tài sản là tiền như tiền mặt, tiền ngân hàng, tiền đang trong quá trình được chuyển đi/chuyển đến; Tài tài sản tương đương với tiền như tín phiếu, trái phiếu, chứng khoán,…; Tài sản phải thu như những khoản mà đối tác, khách hàng đang nợ, thời điểm lập báo cáo khoản tiền này sẽ được trả trong trong thời gian ngắn hạn.
  • Tài sản lao động, sản xuất: Bao gồm như tư liệu, nguyên vật liệu sản xuất đang chờ trong kho, đang được sản xuất tại nhà máy,…
  • Tài sản lưu thông: Thành phẩm, hàng hóa đang được bán trên thị trường.

Tài khoản dài hạn (cố định)

Thường là những tài khoản có giá trị lớn, thời gian sử dụng/luân chuyển trên 1 năm hoặc 1 chu kỳ kinh doanh. Tính thanh khoản của tài sản cố định thấp hơn so với tài khoản ngắn hạn. Bao gồm tài khoản dài hạn hữu hình và vô hình.

>>> Xem thêm: Chứng từ kế toán là gì? Tìm hiểu về các loại chứng từ kế toán

Đối tượng kế toán là nguồn vốn

Với đối tượng này, sẽ bao gồm nợ phải trả và vốn chủ sở hữu. Cụ thể hơn như sau:

Nợ phải trả

Là những khoản chi phí phát sinh trong quá trình doanh nghiệp hoạt động. Ví dụ như:

  • Nợ ngắn hạn: Lương công, nhân viên, khoản vay ngân hàng, thuế phải nộp nhà nước,…
  • Nợ dài hạn: Thường sẽ là các khoản nợ phải thanh toán trên 1 năm.

Vốn chủ sở hữu

Là những nguồn tài chính, tiền tệ, cơ sở vật chất,… mà chủ sở hữu doanh nghiệp bỏ ra ban đầu và từ kết quả kinh doanh. Vốn của chủ sở hữu thường có thể hình thành với nhiều hình thái, cách thức khác nhau. Ví dụ vốn đầu tư (chênh lệch tỷ giá hối đoái/đánh giá tài sản), nguồn vốn đầu tư và xây dựng cơ bản, lợi nhuận sau thuế,…

Vốn chủ sở hữu cũng là một đối tượng kế toán là nguồn vốn
Vốn chủ sở hữu cũng là một đối tượng kế toán là nguồn vốn

Tạm kết

Trên đây là những bài viết liên quan đến đối tượng kế toán. Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về đối tượng kế toán là gì cũng như cách xác định nó. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm: Kế toán kho làm gì? Công việc kế toán kho là gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *