Kế toán là một trong những lĩnh vực hot được nhiều người lựa chọn bởi cơ hội việc làm lớn và mức thu nhập được đánh giá khá cao. Kế toán được chia thành nhiều mảng khác nhau, trong đó nổi bật nhất là kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Vậy kế toán doanh nghiệp là gì, kế toán công là gì, chúng có gì giống và khác nhau, hãy cùng vieclamketoan.vn tìm hiều trong nội dung ngay sau đây.
Kế toán doanh nghiệp là gì?
Kế toán doanh nghiệp là vị trí chủ chốt không thể thiếu ở hầu hết các công ty. Kế toán DN đảm nhận những vấn đề liên quan đến tài chính – giấy tờ. Ho là người thực hiện các công việc như lập báo cáo tài chính và giải trình những báo cáo đó, đồng thời giải quyết các vấn đề về thuế, mã số thuế công ty, lập các bảng dự trù tài chính thu – chi.
Kế toán DN được chia thành kế toán thuế và kế toán nội bộ với những công việc khác nhau:
Kế toán nội bộ thực hiện nhiệm vụ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính theo quyết định kinh tế, tài chính và yêu cầu quản trị trong nội bộ đơn vị kế toán bằng bản báo cáo cụ thể. Người làm kế toán nội bộ cần hải làm những bản báo cáo thật sự chi tiết, đảm bảo tính chính xác trước khi đưa lên lãnh đạo.
Trong khi đó, kế toán thuế sẽ thu thập, xử lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính bằng bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp cho ngân hàng và cơ quan quản lý thuế. Kế toán thuế sẽ đại diện cho doanh nghiệp làm việc với cơ quan thuế.
Kế toán công là gì?
Kế toán công là người làm việc ở vai trò kế toán nhưng không theo dõi bộ phận tài chính cho một doanh nghiệp cụ thể. Người làm kế toán công hoạt động với các nhiệm vụ xoay quanh quản lý tài chính cho các tổ chức công, nhà nước, không nhắm đến phân tích doanh thu lợi nhuận.
So sánh kế toán doanh nghiệp và kế toán công
Thông qua định nghĩa trên, có thể thấy điểm khác biệt rõ ràng nhất giữa 2 loại kế toán này là môi trường và mục đích làm việc.
Các nhiệm vụ chính của kế toán trong DN sẽ bao gồm:
- Chuẩn bị báo cáo thuế của tháng/quý/năm: Sau một kỳ kế toán, công ty cần phải thống kê lại báo cáo thuế để các ban quản lý theo dõi và nắm bắt tình hình hoạt động của doanh nghiệp. Kế toán trong DN cần phải chuẩn bị sẵn các loại giấy tờ theo yêu cầu được đưa ra. Đồng thời, tính toán thời gian nộp thuế, sắp xếp, lưu trữ các hóa đơn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp để sử dụng khi cần thiết.
- Nắm được chi tiết tình hình thu chi của doanh nghiệp: Đây là nhiệm vụ quan trọng của kế toán DN. Chỉ khi theo dõi và nắm bắt kịp thời các khoản thay đổi trong ngân sách thì kế toán mới hoàn thành được các báo cáo chi tiêu và lập kế hoạch ngân sách để gửi lên cấp trên.
- Theo dõi tình hình tài chính nội bộ: Công việc này giúp kế toán DN dễ dàng nắm bắt, tổng hợp thông tin để báo cáo cho lãnh đạo. Đồng thời có thể xử lý ngay khi phát hiện các sai sót để hạn chế những tác động xấu.
- Thu thập, xử lý thông tin, số liệu kế toán theo đối tượng và nội dung công việc kế toán, theo chuẩn mực và chế độ kế toán.
- Lập bảng cân đối tài chính: Bảng này có ý nghĩa quan trọng trong việc theo dõi, đánh giá tình hình tài chính của công ty
- In giấy tờ, sổ sách để lưu trữ: Với sự hỗ trợ của công nghệ và các phần mềm kế toán việc lưu trữ dữ liệu đã trở nên thuận lợi hơn. Tuy nhiên, vẫn cần lưu tài liệu trên giấy tờ hòng trường hợp dữ liệu trên máy tính bị mất.
>>> Xem thêm: Bảng cân đối kế toán là gì? Ý nghĩa của bảng cân đối kế toán
Đối với kế toán công, công việc chính của họ là quản lý tài chính, theo dõi dòng tiền thu/chi và làm báo cáo trình lên lãnh đạo. Nhìn chung công việc của kế toán công ít vất vả hơn kế toán DN vì không liên quan đến lợi nhuận. Tùy vào từng tổ chức mà nhiệm vụ của vị trí kế toán công sẽ có sự khác biệt.
Ngoài những yếu tố trên, kế toán doanh nghiệp và kế toán công còn khác nhau về mức lương. Theo kết quả từ một số cuộc khảo sát cho thấy lương của nhân viên kế toán DN sẽ cao hơn kế toán công. Cùng là người có kinh nghiệm 1 năm trong khi kế toán DN có mức lương khoảng 8 – 10 triệu thì kế toán công chỉ nhận được con số khoảng 6 – 7 triệu.
Không chỉ vậy, giống như hầu hết các lĩnh vực, mức lương ngành kế toán cũng phụ thuộc khá nhiều vào thâm niên và kinh nghiệm làm việc.
Mức lương kế toán cho sinh vừa ra trường hiện nay có thể dao động từ 5-8 triệu/tháng. Tuy nhiên, ở một số doanh nghiệp có quy mô nhỏ, mức lương này còn thấp hơn. Theo từng năm, khi kinh nghiệm của bạn đã được tích lũy đủ, thì thu nhập cũng có sự thay đổi. Đặc biệt, ở vị trí kế toán trưởng, mức lương sẽ dao động từ 10 – 30 triệu.
Xem thêm: Lương Kiểm Toán BIG4 Là Bao Nhiêu? Có Cao Như Lời Đồn Không?
Tạm kết
Hy vọng với những thông tin mà chúng tôi nêu ra ở bên trên đã giúp bạn đọc có câu trả lời cho câu hỏi kế toán doanh nghiệp là gì cũng như phân biệt được kế toán doanh nghiệp và kế toán công. Dù ở vị trí nào, bạn cũng cần nhớ không ngừng trau dồi và học hỏi mỗi ngày để nâng cấp bản thân trở nên chuyên nghiệp hơn. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm: Trưởng Phòng Kế Toán Và Kế Toán Trưởng Có Khác Nhau Không?