Mô tả công việc kế toán sản xuất là một tài liệu hướng dẫn giúp nhà tuyển dụng và ứng viên hiểu rõ các trách nhiệm và nhiệm vụ cần thiết của một kế toán trong lĩnh vực này. Trong bài viết thuộc chuyên mục Việc làm nổi bật này, Vieclamketoan.vn sẽ cùng bạn xây dựng bản mô tả công việc chi tiết nhất cho kế toán sản xuất nhé.
Tầm quan trọng của bản mô tả công việc kế toán sản xuất
Bản mô tả công việc kế toán sản xuất là một tài liệu quan trọng trong quá trình quản lý và điều hành các hoạt động kế toán liên quan đến sản xuất trong một doanh nghiệp. Dưới đây là một số lợi ích mà bản mô tả công việc kế toán sản xuất mang lại cho doanh nghiệp mà bạn có thể tham khảo:
- Giúp xác định rõ trách nhiệm của kế toán sản xuất, từ đó đảm bảo rằng nhân viên biết chính xác công việc của họ và có thể hoàn thành nhiệm vụ theo đúng quy trình và tiêu chuẩn.
- Cung cấp một bộ tiêu chuẩn công việc cho vị trí kế toán sản xuất, giúp định rõ kỹ năng, kiến thức, và kinh nghiệm cần thiết để thực hiện công việc một cách hiệu quả.
- Giúp tổ chức xác định yêu cầu tuyển dụng cho vị trí kế toán sản xuất, từ đó quản lý nhân sự có thể chọn lựa được những ứng viên phù hợp với kỹ năng và kinh nghiệm cần thiết.
- Có thể được sử dụng như một công cụ để đánh giá năng lực hiện tại của nhân viên và xác định nhu cầu đào tạo, phát triển trong tương lai.
- Giúp tạo ra sự minh bạch và công bằng trong tổ chức bằng cách định rõ nhiệm vụ và trách nhiệm của kế toán sản xuất.
Bản mô tả công việc kế toán sản xuất chi tiết [Kèm link tải]
Bản mô tả công việc kế toán sản xuất năm 2023 cần có những nội dung chi tiết sau đây:
Giới thiệu tổng quát vị trí tuyển dụng
Đây sẽ là phần giới thiệu về công ty, vị trí tuyển dụng để ứng viên có thể hiểu hơn về doanh nghiệp. Đối với mô tả công việc kế toán sản xuất, nhà tuyển dụng có thể xây dựng nội dung ví dụ như sau:
- Tên doanh nghiệp: Công ty [Tên công ty].
- Vị trí cần tuyển dụng: Kế toán sản xuất.
- Giới thiệu tổng quan: Chúng tôi tìm kiếm một ứng viên có kỹ năng kế toán mạnh mẽ, sự quan tâm đến chi tiết và khả năng làm việc hiệu quả trong môi trường sản xuất động. Ứng viên lý tưởng sẽ có kiến thức về các quy trình kế toán sản xuất, hiểu biết về các tiêu chuẩn kế toán quốc tế và có khả năng áp dụng chúng vào hoạt động hàng ngày.
- Thời gian làm việc: Toàn thời gian – Full time.
Mô tả chi tiết công việc kế toán sản xuất
Công việc của kế toán sản xuất chính xác như thế nào còn phụ thuộc vào từng doanh nghiệp khác nhau. Tuy vậy, dưới đây là liệt kê chi tiết các nhiệm vụ của kế toán sản xuất mà bạn có thể tham khảo để chọn lọc đưa vào xây dựng bản mô tả công việc kế toán sản xuất. `
Kế toán sản xuất với công tác kế toán
Bản chất công việc của kế toán sản xuất cũng giống với các kế toán khác, đều làm việc trực tiếp với các tài khoản kế toán, nhưng sẽ có những đặc thù công việc riêng. Công việc của kế toán sản xuất với công tác kế toán gồm những nhiệm vụ chính sau:
- Theo dõi, phản ánh, hạch toán đầy đủ các yếu tố như nguyên liệu, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tại Nhà máy. Cập nhật liên tục và đầy đủ theo từng ngày phát sinh nghiệp vụ kinh tế.
- Theo dõi mua hàng, công nợ với nhà cung cấp và chuyển số liệu về kế toán trưởng.
- Tính toán giá thành sản xuất và giá vốn hàng bán dựa trên các định mức về nguyên liệu, nhân công, vật tư, khấu hao tài sản,… Đây là hạng mục công việc cơ bản và quan trọng trong mô tả công việc kế toán sản xuất.
- Mở sổ theo dõi tài sản cố định (TSCĐ), khấu hao và công cụ – dụng cụ (CCDC).
- Theo dõi sử dụng vật tư, hàng hóa theo định mức và giám sát việc sử dụng hợp lý và lãng phí.
- Chịu trách nhiệm sử dụng hiệu quả phần mềm kế toán và phần mềm ERP.
Kế toán sản xuất với công tác quản lý kho hàng
Mô tả công việc kế toán sản xuất với công tác quản lý kho hàng của công ty gồm những nhiệm vụ cụ thể sau:
- Để quản lý kho hiệu quả, cần sắp xếp, bảo quản, phân loại nguyên vật liệu một cách hợp lý tạo điều kiện thuận lợi cho công tác quản lý kho hàng.
- Kiểm soát công tác nhập, xuất hàng hóa và xây dựng quy trình quản lý kho.
- Thường xuyên giám sát và kiểm tra thủ kho, lập biên bản đánh giá để đánh giá nhân viên.
- Kiểm kê định kỳ và đột xuất để so sánh với số liệu thực tế với sổ sách trong, đưa ra các điều chỉnh khi có sai sót.
- Kết hợp với phòng QLSX kiểm kê vật tư và sản phẩm trên dây chuyền sản xuất.
- Thường xuyên phối hợp với các bộ phận vệ sinh kho hàng tránh mối mọt và chuột bọ phá hoại hàng hóa, tuân thủ quy định phòng chống cháy nổ kho hàng, phòng tránh thiên tai,…
Xem thêm: Kế Toán Kho Làm Gì? Mô Tả Chi Tiết Công Việc Của Kế Toán Kho
Kế toán sản xuất sẽ kết hợp với các phòng ban khác
Để hoạt động sản xuất của công ty diễn ra trơn tru và liên tục, việc phối hợp nhịp nhàng trong công việc của kế toán sản xuất với các phòng ban khác trong công ty là một công việc quan trọng. Để thực hiện nhiệm vụ đó, kế toán sản xuất sẽ cần:
- Cung cấp số liệu tồn kho chính xác, kịp thời để phục vụ công tác lập Kế hoạch sản xuất và cung ứng vật tư cho phòng Kế hoạch – Kinh Doanh.
- Dựa trên “Lệnh sản xuất” của phòng Kế hoạch – Kinh doanh, phiếu xuất vật tư được lập để thủ kho, phụ kho xuất vật tư phục vụ sản xuất hàng ngày. Sự phối hợp tốt giữa kho và kế toán sản xuất giúp quá trình sản xuất diễn ra suôn sẻ.
- Kế toán sản xuất phối hợp với bộ phận kho để giải quyết công việc nhanh chóng và đúng thủ tục, phục vụ công tác sản xuất và kinh doanh.
- Kiểm tra bảng lương của khối sản xuất và ký xác nhận.
- Cung cấp số liệu liên quan một cách kịp thời và chính xác cho các bộ phận còn lại của công ty.
Trách nhiệm của kế toán sản xuất với cấp dưới
Đối với công tác quản lý cấp dưới của kế toán sản xuất sẽ gồm những việc sau:
- Trực tiếp điều hành và quản lý thủ kho trong quá trình sản xuất.
- Kế toán sản xuất cũng trực tiếp phân công công việc, đôn đốc, đào tạo và giám sát nhân viên kho bãi trong quá trình làm việc về quy định của công ty và chuyên môn nghề nghiệp.
- Đánh giá thái độ cũng như hiệu quả làm việc của nhân viên cấp dưới.
- Kiểm tra và xem xét các báo cáo do nhân viên cấp dưới cung cấp.
Công việc của kế toán sản xuất với việc lập các báo cáo định kỳ
Hàng tháng kế toán sản xuất sẽ báo cáo công việc chi tiết để ban lãnh đạo theo dõi tiến độ công việc và nhiệm vụ hoàn thành. Các báo cáo kế toán sản xuất hàng tháng cần thực hiện bao gồm:
- Báo cáo doanh thu: ghi lại tiền lợi nhuận và chi phí từ mua bán, cung cấp.
- Báo cáo chi phí sản xuất: bao gồm các khoản chi phí trong quá trình sản xuất.
- Báo cáo hàng tồn kho: cung cấp thông tin về các mặt hàng còn tồn.
- Báo cáo công nợ phải thu và nợ cần trả.
- Báo cáo giá thành sản phẩm: chi tiết giá thành sản phẩm sau khi tính toán trừ hao và các chi phí sản xuất.
Ngoài những công việc trên kế toán sản xuất cũng làm đầy đủ và chính xác các công việc khác khi cấp trên yêu cầu. Bên cạnh đó, khi nhân viên cấp dưới của họ nghỉ đột xuất, kế toán sản xuất sẽ trực tiếp làm thay phần việc của họ, vì số liệu kế toán phải được cập nhật liên tục hàng ngày, không thể ghi dồn ngày này qua ngày khác.
Yêu cầu đối với ứng viên
Mỗi ngành nghề, mỗi công ty đều có những yêu cầu về tuyển dụng nhân sự khác nhau, kế toán sản xuất cũng không ngoại lệ. Dưới đây là gợi ý về những yêu cầu tuyển dụng của vị trí nhân viên kế toán sản xuất gồm những điều kiện cơ bản sau:
- Tốt nghiệp chuyên ngành kế toán hoặc liên quan theo đào tạo chuyên nghiệp (Trung cấp, Cao Đẳng, Đại học,…). Bên cạnh đó cần có các chứng chỉ liên quan về kế toán.
- Có ít nhất [x] năm kinh nghiệm trong lĩnh vực kế toán/Nếu có kinh nghiệm sẽ là một yếu tố được ưu tiên.
- Am hiểu về kế toán, nghiệp vụ, có kiến thức về thuế, chuẩn mực tài chính kế toán.
- Thành thạo tin học văn phòng, phần mềm kế toán phổ biến.
- Có các kỹ năng mềm như giao tiếp, phản xạ nhanh, giải quyết vấn đề.
- Trung thực, nhanh nhẹn, chịu áp lực công việc. sẵn sàng học hỏi.
- Một số doanh nghiệp có liên kết với đơn vị nước ngoài có thể yêu cầu chứng chỉ tiếng Anh, trình độ ngoại ngữ khi tuyển dụng.
Xem thêm: Ngành Kế Toán Thi Khối Nào? Tham Khảo Điểm Chuẩn Đại Học 2022
Quyền lợi nhận được của ứng viên
Quyền lợi là phần nội dung quan trọng được nhiều ứng viên quan tâm. Do đó, nhà tuyển dụng cũng cần xây dựng phần quyền lợi của ứng viên khi được tuyển dụng và làm việc tại vị trí này. Dưới đây là một số quyền lợi mà bạn có thể tham khảo để đưa vào bản mô tả công việc kế toán sản xuất:
- Thu nhập cạnh tranh từ [xx] đến [xx] triệu đồng, các chế độ phúc lợi hấp dẫn theo quy định.
- Cơ hội phát triển nghề nghiệp, hỗ trợ đào tạo theo chính sách của doanh nghiệp. Lộ trình thăng tiến sự nghiệp minh bạch, rõ ràng.
- Môi trường làm việc thoải mái, thân thiện và văn hóa doanh nghiệp tích cực.
- Địa điểm làm việc thuận lợi và môi trường làm việc sáng tạo.
Trên đây là bản mô tả công việc kế toán sản xuất chi tiết mà nhà tuyển dụng và ứng viên có thể tham khảo. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tham khảo ngay các mẫu mô tả công việc kế toán sản xuất khác phù hợp hơn.
TopCV.vn là một trong những nền tảng tuyển dụng và kết nối việc làm hàng đầu hiện nay. Ngoài ra, là sự lựa chọn của hơn 180.000 doanh nghiệp khác nhau, đây cũng sẽ là một địa chỉ cung cấp các bản mô tả công việc đa dạng, phong phú và thực tế để bạn tham khảo.
Có thể bạn quan tâm: Bộ Câu Hỏi Phỏng Vấn Kế Toán Tổng Hợp Và Hướng Dẫn Trả Lời