Phần mềm kế toán ERP được ứng dụng trong doanh nghiệp như thế nào?

Phần mềm kế toán ERP được ứng dụng trong doanh nghiệp như thế nào?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Ngành kế toán đang ngày càng ứng dụng công nghệ vào quá trình quản lý được hiệu quả hơn. Trong đó, phần mềm kế toán ERP là một trong những công cụ được lựa chọn phổ biến hiện nay. Tuy vậy, nhiều kế toán viên chưa thực sự hiểu về phần mềm kế toán ERP là gì. Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của vieclamketoan.vn nếu bạn cũng đang tìm hiểu về ERP.

Tìm hiểu về phần mềm ERP kế toán là gì?

Phần mềm kế toán ERP là loại công cụ được sử dụng để hỗ trợ doanh nghiệp trong lĩnh vực quản lý tài chính kế toán. Phần mềm kế toán ERP (SAP ERP) cũng là một phân hệ (module) trong bộ tổng thể các giải pháp ERP quản lý trong doanh nghiệp.

Đối với ERP phân hệ kế toán, phân hệ này có chức năng kết nối cùng với bộ dữ liệu chung, giúp doanh nghiệp có thể tự động hóa tối đa được quy trình của mình. Kế toán viên từ đó cũng sẽ kiểm soát, hoàn thành được nghiệp vụ dễ dàng hơn, giảm thiểu được các sai số không đáng có trong hệ thống.

Tìm hiểu về phần mềm kế toán ERP trong doanh nghiệp
Tìm hiểu về phần mềm kế toán ERP trong doanh nghiệp

Những tính năng của phần mềm kế toán ERP

Hiện nay, phần mềm kế toán ERP được sử dụng nhiều với những tính năng như sau:

Ghi nhận các thông tin bằng bút toán, hạch toán

Trong ERP, hạch toán là kết quả của quá trình xử lý thông tin. Mỗi thao tác nghiệp vụ của doanh nghiệp trong quá trình kinh doanh, sản xuất sẽ được ghi nhận dưới hình thức giao dịch của hệ thống. Những nghiệp vụ kế toán trên ERP sẽ được chia thành các cặp bút toán khác nhau, các thao tác cũng sẽ khác nhau.

Hạch toán tự động cho kế toán viên

Các bút toán trong ERP thường sẽ nằm ngoài phân hệ kế toán tổng hợp, được tiến hành hạch toán tự động. Đây cũng được xem là điểm khác biệt của ERP so với những phần mềm kế toán khác. ERP cũng giúp cho kế toán viên kiểm soát dữ liệu với hình thức nhiều tầng, qua quá trình phê duyệt chặt chẽ, từ đó giảm được các sai số không đáng có.

Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Là Gì? Bản Chất Của Hạch Toán Kế Toán Bạn Nên Biết

Xây dựng được hệ thống tác nghiệp

Hệ thống phần mềm ERP được nghiên cứu, xây dựng hoàn chỉnh với các mắt xích đan xen chặt chẽ với nhau. Từ đó tạo nên được hệ thống tác nghiệp hoàn chỉnh hơn. Do đó chức năng kiểm soát hệ thống sẽ không còn được hữu ích nếu kế toán viên tách rời từng phần trong ERP.

Phần mềm ERP có nhiều tính năng hữu ích so với các phần mềm kế toán khác
Phần mềm ERP có nhiều tính năng hữu ích so với các phần mềm kế toán khác

Một số tính năng khác của phần mềm kế toán ERP

Bên cạnh những tính năng trên, phần mềm kế toán ERP còn có một số tính năng nổi trội so với phần mềm kế toán khác. Cụ thể như sau:

  • Cấu trúc hệ thống tài khoản của ERP được xây dựng theo quy chuẩn do Bộ Tài Chính ban hành.
  • Có truyền thống độc lập, tính kế thừa, liên kết dữ liệu cao.
  • Phát huy được chức năng với các phòng ban được tích hợp module của ERP.
  • Có tính khả dụng cao, không cứng nhắc và theo 1 motip nhất định như những loại phần mềm kế toán khác. Dễ học, dễ làm theo.
  • Bạn có thể khởi tạo, tùy biến dữ liệu để phù hợp với doanh nghiệp của mình. Bên cạnh đó, ERP cũng sẽ giúp doanh nghiệp có thể tùy biến linh hoạt trong quá trình sử dụng.
  • ERP cho phép người dùng có thể phản ánh được chính xác, trung thực các hoạt động kinh doanh, người dùng sẽ không thể xóa được những dữ liệu bút toán đã được hạch toán.

Xem thêm: Top 5 các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay

Quy trình triển khai ERP trong doanh nghiệp

Để có thể ứng dụng được ERP, bạn nên lưu ý về những nghiệp vụ của ERP nên có trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, hãy áp dụng quy trình triển khai ERP phù hợp với doanh nghiệp. Cụ thể như sau:

Những nghiệp vụ của ERP nên có

Trong ERP nên có những nghiệp vụ liên quan như sau:

  • Đảm bảo ERP được kết nối với các hệ thống liên quan như bán hàng, mua hàng, kho, sản xuất,…
  • Đồng bộ dữ liệu kế toán đang rải rác ở các chi nhánh về ERP.
  • Quản lý những thay đổi, điều chỉnh nghiệp vụ kho.
  • Quản lý giá thành với từng giai đoạn sản xuất của doanh nghiệp. Bao gồm cả sản xuất đơn chiếc, hàng loạt hoặc theo mô hình dự án, công trình.
  • Quản lý thu – chi, lưu trữ, xử lý danh sách thu chi.
  • Quản lý, phân bổ, trích xuất được các báo cáo liên quan đến mua bạn.
  • Tích hợp được với các loại hóa đơn điện tử.
  • Hỗ trợ quản lý công nợ (kế toán hoặc bù trừ công nợ).
  • Thu thập, phân tích được các dữ liệu tài chính.
  • Khởi tạo, trích xuất được các loại tờ khai thuế.
  • Quản lý được tài sản cố định, cơ sở vật chất của doanh nghiệp.
  • Thực hiện được các nghiệp vụ kế toán tổng hợp.

Xem thêm: Ứng dụng phần mềm kế toán 3tsoft trong doanh nghiệp

Bạn nên triển khai phần mềm ERP dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp
Bạn nên triển khai phần mềm ERP dựa trên nhu cầu của doanh nghiệp

Quy trình triển khai phần mềm kế toán ERP

Để triển khai phần mềm ERP, bạn có thể thực hiện theo những bước sau đây:

  • Bước 1 – Xác định nhu cầu, thực trạng doanh nghiệp: Doanh nghiệp cần xác định sử dụng ERP cho mục đích, nhu cầu gì, quy mô, mức độ đầu tư của doanh nghiệp như thế nào,…
  • Bước 2 – Chọn nhà cung cấp phần mềm ERP đáng tin cậy.
  • Bước 3 – Lên kế hoạch triển khai phù hợp.
  • Bước 4 – Thực hiện chạy thử ERP, điều chỉnh để phù hợp hơn với doanh nghiệp.

Tạm kết

Hy vọng bài viết chia sẻ kinh nghiệm trên đây sẽ giúp bạn hiểu hơn về phần mềm kế toán ERP và ứng dụng tốt hơn trong doanh nghiệp của mình. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để cập nhật các tin tức thú vị liên quan đến lĩnh vực cũng như việc làm kế toán nhé!

Có thể bạn quan tâm: Kế Toán Công Nợ Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Kế Toán Công Nợ Chi Tiết

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *