Kế toán là một trong những ngành nghề hot nhất hiện nay, nhưng thực tế có nhiều người đang lo ngại về tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán hiện tại. Vậy, liệu kế toán có phải là sự lựa chọn tốt cho một sự nghiệp ổn định và có tiềm năng phát triển? Tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán hiện nay ra sao? Cùng Vieclamketoan.vn tìm hiểu ngay nhé.
Tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán ở Việt Nam hiện nay
Trong năm 2022 vừa qua, có hơn 1.08 triệu người tại Việt Nam trong độ tuổi lao động đối mặt với tình trạng thất nghiệp (Theo báo VTV). Và ngành kế toán cùng không nằm ngoài làn sóng thất nghiệp này. Nếu bạn tìm kiếm những thông tin về Top những ngành nghề thất nghiệp cao hiện nay, bạn sẽ nhận thấy Kế toán luôn nằm ở những vị trí đầu tiên.
Những điều này gây ra sự lo ngại rằng có phải tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán đang quá cao hay không, và ngành này đang ngày càng trở nên “thất thế” hơn. Tuy vậy, lý giải cho vấn đề này, những thông tin từ Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội cho biết, nhóm ngành Kế toán – Kiểm toán lại đang có nhu cầu tuyển dụng cao nhất hiện nay. Đây cũng là kết luận của Tổng cục Thống kê, Cục việc làm, Viện khoa học Lao động và Xã hội.
Kết luận này càng được khẳng định hơn khi theo “Báo cáo tình hình việc làm của sinh viên” năm 2021 tại Đại học Ngoại Thương cho biết, tỷ lệ sinh viên Kế Toán – Kiểm toán sau tốt nghiệp có việc làm luôn lên đến 97.8%. Kết quả khảo sát khác từ Học Viện Tài Chính cũng cho biết, sinh viên ngành Kế toán – Kiểm toán của ngành này có tỷ lệ xin việc sau 1 năm tốt nghiệp lên đến 98.39%.
Có thể thấy rằng, tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán – kiểm toán của 2 trường đào tạo ở trên rất thấp, nhu cầu nhân lực ngành kế toán hiện nay vẫn rất cao. Do đó, bạn cũng có thể không cần quá lo lắng về tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán ảnh hưởng đến sự phát triển trong tương lai của mình.
Xem thêm: Thực Trạng Ngành Kế Toán Hiện Nay? Kế Toán Có Tương Lai Không?
Lý giải tình trạng thất nghiệp của sinh viên ngành kế toán
Vậy, vì sao tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán không quá cao nhưng sinh viên nhóm ngành này sau khi ra trường vẫn “chật vật” trong quá trình xin việc? Dưới đây là những lý do giúp bạn lý giải vấn đề này:
Yêu cầu về nguồn nhân lực chất lượng cao
Doanh nghiệp ngày càng có xu hướng tuyển dụng nhân viên kế toán có khả năng đa năng, có kiến thức và kỹ năng vượt ra khỏi lĩnh vực kế toán. Các nhân viên kế toán cần có khả năng làm việc độc lập, giao tiếp tốt, quản lý dự án và có thể đóng góp vào các hoạt động chiến lược của doanh nghiệp. Sinh viên mới tốt nghiệp khó có thể đáp ứng được tất cả các yêu cầu này khi bước vào thị trường lao động.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng yêu cầu cao hơn về chất lượng nhân sự khi tuyển dụng kế toán – kiểm toán viên. Theo nghiên cứu của tác giả Dương Thị Thiều “Nâng cao chất lượng dịch vụ kế toán Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế” năm 2021 cho biết, cả nước hiện nay chỉ có khoảng 1.000 nhân viên kế toán, 2.037 kế toán viên được cấp chứng chỉ hành nghề. Trong đó, nhu cầu thị trường cần khoảng 7.000 kế toán, kiểm toán viên chất lượng cao.
Xem thêm: Làm Kế Toán Có Khó Không? Cần Những Kiến Thức Và Kỹ Năng Gì?
Làn sóng đe dọa chung từ sự phát triển của AI
Một nguyên nhân khác có thể làm gia tăng tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán và ảnh hưởng đến thế hệ sinh viên sắp ra trường hiện nay có thể là Làn sóng đe dọa chung từ sự phát triển của Trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence – AI). Một nhận định được chia sẻ trên Wall Street Journal cũng tương đồng với thông tin này.
Theo đó, nghiên cứu được thực hiện bởi Open AI (công ty tạo ra công cụ Chat GPT đình đám) phối hợp cùng Đại học Pennsylvania cho biết, các AI hiện nay đã thực hiện được ít nhất 1/2 nhiệm vụ của một kế toán và hoàn thành nhanh chóng hơn.
Cuối năm 2017, một số doanh nghiệp và IBM cũng đã ứng dụng Robot Automation để thực hiện các bút toán lặp đi lặp lại – một nhiệm vụ chiếm nhiều thời gian của nhân viên kế toán. Và các Robot này đã thực hiện bút toán rất hiệu quả và đến nay, chúng cũng được IBM cùng các công ty khác sử dụng.
Ông Hoàng Nam Tiến, chủ tịch FPT cũng đã có những chia sẻ liên quan đến vấn đề này và cho biết, Quy mô của tập đoàn FPT đã lên đến 60.000 người, nhưng hiện tại chỉ có 6 kế toán trong tập đoàn này vì nhờ có AI hỗ trợ trong công việc (như các công ty khác với quy mô này sẽ cần đến 200 kế toán).
Có thể thấy rằng, việc sử dụng AI trong kế toán có thể làm giảm nhu cầu về lao động trong lĩnh vực này. Các công ty và tổ chức có thể sử dụng phần mềm kế toán và công nghệ AI để thực hiện các công việc trong ngành cơ bản như phân loại và xử lý hóa đơn, kiểm tra số liệu, tạo báo cáo tài chính tự động và dự báo tài chính. Điều này có thể giảm sự phụ thuộc vào nhân lực kế toán và dẫn đến giảm nhu cầu tuyển dụng sinh viên mới tốt nghiệp ngành kế toán.
Sự cạnh tranh khốc liệt của ngành
Ngành kế toán thu hút một lượng lớn sinh viên tham gia và cạnh tranh là rất khốc liệt trong việc tìm kiếm việc làm. Số lượng tốt nghiệp ngành kế toán tăng lên từng năm, trong khi lượng việc làm không tăng theo tương xứng. Do đó, cạnh tranh để có được một công việc phù hợp trong lĩnh vực này ngày càng trở nên khó khăn hơn.
Sự thay đổi của công nghệ kế toán
Sự phát triển công nghệ đã tác động mạnh mẽ đến ngành kế toán. Công nghệ thông tin, phần mềm kế toán và tự động hóa các quy trình kế toán đã làm giảm nhu cầu về nhân lực trong lĩnh vực này. Các công ty và doanh nghiệp có xu hướng áp dụng công nghệ để nâng cao hiệu quả và giảm chi phí, dẫn đến giảm cần số lượng nhân viên kế toán.
Ảnh hưởng chung từ khủng hoảng kinh tế
Khủng hoảng kinh tế toàn cầu hoặc tình hình kinh tế không ổn định có thể gây ra tình trạng thất nghiệp cho sinh viên ngành kế toán. Trong những thời kỳ khó khăn kinh tế, các doanh nghiệp có thể giảm thiểu chi phí bằng cách cắt giảm nhân sự hoặc ngừng tuyển dụng, làm cho việc tìm kiếm công việc trong lĩnh vực này trở nên khó khăn hơn.
Có nên học ngành kế toán không?
Ngành kế toán đang ngày càng đối mặt với nhiều thách thức và sự thay thế. Tuy nhiên ở tương lai gần, nhân viên kế toán, kiểm toán là không thể thiếu giúp doanh nghiệp hoạch định các chi phí, kiểm soát dòng tiền, cân đối thu chi, v.vv – những hoạt động trực tiếp ảnh hưởng đến lợi nhuận công ty mà các công nghệ, phần mềm hiện nay chưa được tối ưu 100% để thay thế con người.
Vậy nên ngành kế toán vẫn là ngành học được nhiều học sinh, sinh viên lựa chọn để phát triển sự nghiệp lâu dài. Bên cạnh đó, ngành học này cũng có những lợi ích, cơ hội sau đây:
- Có con đường sự nghiệp, lộ trình thăng tiến rõ ràng theo từng vị trí khác nhau.
- Công việc ổn định và vẫn có nhu cầu tuyển dụng cao. Theo dự báo của Cục Thống kê Lao động, từ giai đoạn 2016 – 2026, số lượng nhân lực ngành kế toán sẽ tăng đến 10%.
- Có nhiều tiềm năng phát triển sự nghiệp, bạn có thể học thêm các chứng chỉ liên quan như chứng chỉ CPA, chứng chỉ ACCA,… để giúp tăng tiềm năng thành công tốt hơn trong lĩnh vực này.
- Thu nhập của ngành kế toán hiện nay đang được cải thiện. Theo khảo sát, mức thu nhập của lĩnh vực này khoảng từ 11.6 – 23.2 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Review Ngành Kế Toán – Có Giàu Không, Có Những Thách Thức Gì?
Sinh viên kế toán cần chuẩn bị những gì để dễ xin việc?
Để không gặp phải tình trạng thất nghiệp và xin việc kế toán dễ dàng hơn, bạn có thể tham khảo một số bí quyết sau đây:
- Hoàn thành chương trình học ngành kế toán với thành tích học tập tốt nhất mà bạn có thể đạt được.
- Tận dụng mọi cơ hội để được tham gia vào bất kỳ cơ hội việc làm, thực tập kế toán, các dự án kế toán tự do,… Điều này sẽ giúp bạn gia tăng kinh nghiệm làm việc của mình hiệu quả hơn.
- Thường xuyên cập nhật các kiến thức chuyên ngành liên quan. Bạn cũng có thể học và thi thêm các chứng chỉ chuyên ngành để tăng cơ hội việc làm như chứng chỉ ACCA, CFA, chứng chỉ CPA,…
- Học thêm tiếng Anh, các công cụ, phần mềm kế toán phổ biến đang được các doanh nghiệp sử dụng hiện nay.
- Xây dựng mạng lưới và tương tác trong ngành: Kết nối với các chuyên gia, giảng viên, và sinh viên khác trong lĩnh vực kế toán. Tham gia vào các hội thảo, sự kiện, và nhóm thảo luận trực tuyến liên quan đến kế toán để mở rộng mạng lưới của bạn và học hỏi từ những người có kinh nghiệm.
- Phát triển kỹ năng mềm: Bên cạnh kiến thức chuyên ngành, kỹ năng mềm cũng rất quan trọng trong việc xin việc và làm việc trong lĩnh vực kế toán. Hãy tập trung vào việc phát triển kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, quản lý thời gian, và giải quyết vấn đề. Những kỹ năng này sẽ giúp bạn tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng và thích ứng tốt với môi trường làm việc kế toán.
- Xây dựng một hồ sơ cá nhân và CV chuyên nghiệp: Chuẩn bị một hồ sơ cá nhân và CV rõ ràng, chính xác và chuyên nghiệp. Đảm bảo rằng bạn đã đưa vào các thông tin quan trọng như thông tin liên lạc, giáo dục, kinh nghiệm làm việc và các kỹ năng kế toán mà bạn đã phát triển. Cập nhật hồ sơ cá nhân và CV của bạn khi có thêm kinh nghiệm hoặc chứng chỉ mới.
Xem thêm: Hướng Dẫn Viết CV Xin Việc Kế Toán Nội Bộ Chi Tiết Cho Newbie
Hy vọng với bài viết trong chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm này, bạn đã có cái nhìn tổng quan hơn tỷ lệ thất nghiệp ngành kế toán hiện nay ở Việt Nam và đưa ra sự lựa chọn ngành nghề phù hợp. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập ngay vào TopCV.vn để tham khảo các cơ hội việc làm liên quan đến ngành kế toán – kiểm toán này.
TopCV hiện là một trong những nền tảng tuyển dụng hàng đầu hiện nay với hơn 6.9 triệu hồ sơ ứng viên và 180.000+ doanh nghiệp lựa chọn. Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm việc làm kế toán theo vị trí, kinh nghiệm, mức lương mà mình mong muốn dễ dàng hơn với TopCV.