Toán kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành toán kinh tế

Toán kinh tế là gì? Cơ hội việc làm cho sinh viên ngành toán kinh tế

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Toán kinh tế đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với nền kinh tế hiện đại. Tuy nhiên, đây là một lĩnh vực khó và đòi hỏi đầu tư nhiều chất xám. Cùng tìm hiểu ngay toán kinh tế là gì và những cơ hội việc làm trong lĩnh vực này với Vieclamketoan.vn nhé!

Tổng quan về toán kinh tế

Toán kinh tế là gì? Ngành toán kinh tế là gì?

Toán kinh tế (còn gọi là kinh tế học toán) là một lĩnh vực của kinh tế học, sử dụng các kỹ thuật toán học để giải quyết các vấn đề kinh tế. Toán kinh tế tập trung vào việc phân tích các mô hình kinh tế, từ đó giải thích các nguyên tắc và quy luật của nền kinh tế thị trường. 

Tìm hiểu toán kinh tế là gì?
Tìm hiểu toán kinh tế là gì?

Ngành toán kinh tế (Mathematical Economics) là ngành học cung cấp cho sinh viên những kiến thức nền tảng, chuyên sâu về kinh tế – xã hội, quản lý, quản trị kinh doanh. Sinh viên có thể ứng dụng Toán học trong kinh tế để nắm bắt được những quy luật kinh tế trên thị trường, nhờ đó đáp ứng được yêu cầu công việc trong bối cảnh thị trường đang phát triển nhanh, góp phần vào việc xây dựng và phát triển đất nước.

Xem thêm: Toán Kinh Tế Có Khó Không? Có Nên Học Hay Không? Tips Để Học Tốt

Vai trò của toán kinh tế là gì?

Toán kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề của ngành kinh tế, từ việc quản lý rủi ro, phân tích chiến lược kinh doanh, cho đến thiết kế chính sách kinh tế và quản lý tài sản. Các kỹ thuật toán học của toán kinh tế giúp tối ưu hóa quyết định kinh doanh để đem lại kết quả tốt nhất.

Hiện nay, toán kinh tế thường được các doanh nghiệp sử dụng để dự báo các thay đổi kinh tế và phân tích rủi ro trong các quyết định kinh doanh hoặc đầu tư. Nhờ các kỹ thuật toán kinh tế mà doanh nghiệp tối ưu hóa được các quyết định liên quan đến sản xuất và tiêu thụ. Điều này giúp tăng lợi nhuận và giảm thiểu chi phí sản xuất và tiêu thụ.

Vai trò của toán kinh tế là gì?
Vai trò của toán kinh tế là gì?

Toán kinh tế còn được sử dụng để định giá các tài sản như cổ phiếu, trái phiếu và bất động sản. Điều này giúp các nhà đầu tư đưa ra quyết định thông minh để mang lại lợi nhuận cao hơn.

Ở cấp độ vĩ mô, toán kinh tế được sử dụng để đánh giá hiệu quả kinh tế của các chính sách công cộng và tư nhân, chẳng hạn như thuế, hỗ trợ tài chính và quản lý giá. Điều này giúp chính phủ và các tổ chức đánh giá các chính sách kinh tế hiện tại và đưa ra các quyết định về chính sách trong tương lai.

Sinh viên ngành toán kinh tế ra trường làm gì?

Hiện nay, Việt Nam đang thu hút rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài trên lĩnh vực kinh tế vậy nên cơ hội việc làm ngành toán kinh tế ngày một tăng cao. Giờ đây bạn có thể làm việc ở các doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam với mức lương đến nghìn đô. Một số nghề nghiệp bạn có thể theo đuổi như:

Chuyên viên phân tích dữ liệu (Data Analyst)

Công việc chính của một Data Analyst là áp dụng phương pháp của toán kinh tế vào phân tích và đánh giá dữ liệu để hỗ trợ cho quyết định kinh doanh. Data Analyst thường phải tìm hiểu, thu thập và phân tích dữ liệu, xây dựng mô hình dự báo và đưa ra những giải pháp để giúp doanh nghiệp tăng trưởng và cải thiện hiệu suất. Mức lương Data Analyst vào khoảng 10-20 triệu đồng/tháng, tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm, vị trí công việc và ngành nghề. 

Những cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế
Những cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế

Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Nhà phân tích tài chính làm việc tại các công ty tài chính, các ngân hàng hoặc các công ty quản lý quỹ. Công việc của Financial Analyst là phân tích các số liệu tài chính của doanh nghiệp, đánh giá rủi ro đầu tư và đưa ra những quyết định về đầu tư, đánh giá dự án, quản lý quỹ và báo cáo tài chính. Mức lương trung bình cho vị trí chuyên viên phân tích tài chính là khoảng 15-25 triệu đồng/tháng và cao hơn nếu có thêm kinh nghiệm kế/kiểm toán.

Chuyên viên nghiên cứu và phân tích thị trường (Market Analyst) 

Công việc của Market Analyst là phân tích và đánh giá thị trường, khách hàng để đưa ra các chiến lược tiếp thị phù hợp. Nhà phân tích thị trường phải đánh giá và dự báo xu hướng thị trường, đối thủ cạnh tranh, và đưa ra những giải pháp phù hợp với chiến lược của doanh nghiệp. Mức lương cho vị trí này vào khoảng 8-15 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên tư vấn quản lý (Management Consultant)

Management Consultant là một chuyên gia tư vấn về quản lý cho các tổ chức, doanh nghiệp hoặc cơ quan chính phủ. Management Consultant sử dụng các công cụ và kỹ thuật của toán kinh tế để phân tích dữ liệu, đưa ra đề xuất chiến lược và cải tiến quy trình kinh doanh. Bên cạnh đó, họ cũng cung cấp các dịch vụ đào tạo và phát triển nhân viên cho các tổ chức hoặc doanh nghiệp Mức lương cho vị trí này vào khoảng 20-30 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên tư vấn quản lý (Management Consultant) là việc làm phổ biến hiện nay
Chuyên viên tư vấn quản lý (Management Consultant) là việc làm phổ biến hiện nay

Chuyên viên quản trị rủi ro (Risk Manager)

Công việc của nhà quản lý rủi ro là đánh giá và quản lý rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Nhà quản lý rủi ro phải dự báo và đánh giá các rủi ro tài chính, đưa ra các chiến lược để giảm thiểu rủi ro và đảm bảo an toàn cho doanh nghiệp. Mức lương cho vị trí này vào khoảng 15-30 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên phân tích tài chính (Financial Analyst)

Công việc của chuyên viên phân tích tài chính là phân tích dữ liệu tài chính của doanh nghiệp, đưa ra những đánh giá về hiệu suất tài chính và giúp đưa ra quyết định đầu tư. Chuyên viên phân tích tài chính cần có kiến thức sâu về kế toán, tài chính và thị trường tài chính. 

Về mức thu nhập trung bình, Financial Analyst tại Việt Nam thường nhận được khoảng từ 15 triệu đến 25 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, ở các công ty lớn hoặc các vị trí cấp cao hơn, mức lương có thể lên đến hơn 50 triệu đồng/tháng.

Chuyên viên phân tích tài chính cũng là công việc tốt với mức lương cao
Chuyên viên phân tích tài chính cũng là công việc tốt với mức lương cao

Ngoài ra bạn cũng có thể làm tại các vị trí trong ngành kế toán như kế toán bán hàng, kế toán tổng hợp, kế toán trưởng,… hoặc kiểm toán viên trong các doanh nghiệp nhà nước, tư nhân, nước ngoài.

Xem thêm: Tổng quan cơ hội việc làm ngành kế toán và Tips xin việc hiệu quả

Tìm việc làm chuyên ngành toán kinh tế ở đâu?

Có thể thấy, chuyên ngành toán kinh tế liên quan đến khá nhiều nghề nghiệp khác nhau. Chính vì vậy, việc tìm việc làm đối với những người có chuyên môn toán kinh tế cũng không phải là điều quá khó khăn. 

Tìm trên các website tuyển dụng

Bạn có thể dễ dàng tìm được công việc phù hợp trên các trang web tuyển dụng như VietnamWorks, TopCV, CareerLink, JobStreet, Timviecnhanh,… Trong đó, TopCV là website cung cấp dịch vụ đăng tin tuyển dụng và việc làm có lượt truy cập lớn nhất tại Việt Nam. Đây là đơn vị tiên phong trong việc áp dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để hỗ trợ tuyển dụng nhanh chóng, đồng thời giúp ứng viên kết nối với nhà tuyển dụng một cách nhanh chóng. Để tìm việc làm chuyên ngành toán kinh tế thì TopCV là nơi đầu tiên bạn nên ghé thăm.

TopCV - website với nhiều cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế
TopCV – website với nhiều cơ hội việc làm cho ngành toán kinh tế

Tìm ở các công ty tư vấn, tài chính, ngân hàng

Các công ty tư vấn như PwC, KPMG, Deloitte, EY, E&Y, McKinsey, Boston Consulting Group,…có nhiều cơ hội việc làm cho những người tốt nghiệp ngành toán kinh tế.

Các công ty tài chính và ngân hàng như HSBC, Citibank, Standard Chartered, ACB, Vietcombank, BIDV, VietinBank, VPBank, VIB,… đều có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên toán kinh tế để thực hiện các công việc liên quan đến phân tích tài chính và rủi ro tài chính.

Tìm ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ

Các tổ chức chính phủ như Ngân hàng Nhà nước, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài nguyên và Môi trường và các cơ quan tài chính khác đôi khi cũng có nhu cầu tuyển dụng các chuyên viên toán kinh tế.

Các tổ chức như các tổ chức phi chính phủ như Oxfam, CARE, World Vision cũng như các tổ chức phi lợi nhuận khác cũng cần chuyên viên toán kinh tế để thực hiện các công việc liên quan đến phân tích chính sách và chiến lược.

Ngoài ra, bạn cũng có thể tham khảo cơ hội việc làm tại các nguồn khác như mạng xã hội, trang web chuyên ngành, hoặc thông qua các người quen bạn bè để tìm kiếm cơ hội việc làm phù hợp.

Tìm việc ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cũng là phương án hợp lý khi tìm việc
Tìm việc ở các tổ chức chính phủ và phi chính phủ cũng là phương án hợp lý khi tìm việc

Giải đáp một số thắc mắc khác về ngành toán kinh tế

Toán kinh tế có khó không?

Toán kinh tế là một lĩnh vực rất phức tạp, yêu cầu cao về kiến thức toán học. Bạn cần phải có kiến thức nền tảng vững chắc về đại số, phép tính, hình học và các khái niệm cơ bản của lý thuyết xác suất và thống kê để áp dụng trong toán kinh tế. 

Do đó, nếu không có kiến thức toán học cơ bản thì sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Ngược lại, nếu bạn đã có kiến thức toán học cơ bản thì toán kinh tế sẽ trở nên đơn giản hơn. Vì vậy, nếu bạn đam mê và không ngại khó, đừng bỏ qua lĩnh vực này. Mặc dù có thể gặp khó khăn ban đầu, nhưng với sự cố gắng và nỗ lực học tập, bạn có thể thành thạo toán kinh tế và áp dụng nó trong thực tế.

Tìm hiểu thêm: Học Kế Toán Có Cần Giỏi Toán Không? Cần Có Những Kỹ Năng Nào?

Học toán kinh tế có khó không là câu hỏi nhiều bạn đặt ra
Toán kinh tế là gì? Học toán kinh tế có khó không là câu hỏi nhiều bạn đặt ra

Toán kinh tế học trường nào?

Một số trường đại học uy tín đào tạo chuyên ngành toán kinh tế bạn có thể tham khảo như:

  • Khu vực miền Bắc – Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU): Đại học Kinh tế Quốc dân là trường Đại học uy tín có bề dày lịch sử hơn 60 năm chuyên đào tạo các ngành về kinh tế, quản trị kinh doanh, marketing,… Học Toán kinh tế tại NEU bạn sẽ được học các kiến thức chuyên sâu về tối ưu hóa, khoa học dữ liệu trong kinh tế và kinh doanh, quản trị rủi ro,… Điểm chuẩn ngành Toán kinh tế tại NEU năm 2022 là 27,15 điểm.
  • Khu vực miền Nam – Đại Học Kinh Tế TPHCM: Đại Học Kinh Tế TPHCM chuyên đào tạo các ngành về kinh tế, kinh doanh, khoa học dữ liệu,… Điểm chuẩn ngành Toán kinh tế của Trường năm 2022 là 25,2 điểm.
  • Khu vực miền Trung – Đại Học Khoa Học – Đại Học Huế: Đây là trường trực thuộc Đại học Huế đào tạo đa ngành, đa lĩnh vực, từ Toán học, Công nghệ thông tin đến Lý luận, Môi trường,… Điểm chuẩn của trường năm 2022 dao động từ 15 – 17 điểm.

Xem thêm: Giải Đáp Chi Tiết: Ngành Kế Toán Nên Học Trường Nào Ở Hà Nội?

Toán kinh tế thi khối gì?

Các khối xét tuyển ngành Toán kinh tế bao gồm:

  • Khối A00: Toán, Lý, Hóa
  • Khối A01: Toán, Lý, Anh
  • Khối A16: Toán, KHTN, Văn
  • Khối D01: Toán, Văn, Anh
  • Khối D07: Toán, Hóa, Anh

Những tố chất cần có để học và làm trong ngành toán kinh tế là gì?

  • Học tốt các môn tự nhiên: Bởi thi đầu vào ngành toán kinh tế đều có môn toán và nội dung đào tạo Đại học đều cần kiến thức về toán học nên học tốt các môn tự nhiên sẽ là lợi thế cho bạn.
  • Chịu được áp lực trong công việc: Công việc ngành toán kinh tế khá áp lực bởi bạn phải làm việc số nhiều, liên tục cập nhật những nghiên cứu mới để ứng dụng phát triển kinh tế. Vậy nên để tiến xa và làm việc lâu dài trong ngành toán kinh tế bạn cần phải có khả năng chịu được áp lực công việc.
  • Khả năng thu thập và xử lý các thông mới: Mọi chuyên viên tài chính đều cần các kỹ năng phân tích, thu thập và xử lý thông tin để đưa ra những lời khuyên cho doanh nghiệp.
  • Khả năng ngoại ngữ: Ngoại ngữ đóng vai trò rất quan trọng trong bối cảnh thị trường hội nhập như hiện nay, giúp bạn có cơ hội làm việc tại doanh nghiệp nước ngoài và mức lương hấp dẫn.

Xem thêm: Bật Mí Nghề Kế Toán Cần Những Kỹ Năng Gì Để Thành Công?

Những tố chất cần có để học và làm trong ngành toán kinh tế
Những tố chất cần có để học và làm trong ngành toán kinh tế

Với những thông tin chi tiết trong bài viết trên, hy vọng bạn đã có một cái nhìn tổng quát về toán kinh tế là gì và những cơ hội việc làm đầy triển vọng liên quan đến lĩnh vực này. Để cập nhật thêm những thông tin về cơ hội nghề nghiệp đặc biệt là ngành kế toán, các ngành có liên quan đến Toán học hãy truy cập chuyên mục “Chia sẻ kinh nghiệm” của Vieclamketoan để nắm bắt nhanh chóng những tin tức mới nhất và tìm được việc làm phù hợp.

Xem thêm bài viết cùng chủ đề: Khối D gồm những ngành nào? 8+ ngành có cơ hội việc làm tốt

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *