Kế toán trưởng là một trong những mục tiêu được nhiều bạn khi làm việc trong ngành kế toán, tài chính hướng đến. Tuy vậy, không phải ai cũng hiểu rõ công việc kế toán trưởng là như thế nào. Nếu bạn cũng đang tìm hiểu về vị trí này, đừng bỏ lỡ bài viết của vieclamketoan.vn ngay sau đây.
Kế toán trưởng là vị trí như thế nào?
Khái niệm kế toán trưởng được quy định tại Luật Kế toán năm 2015, Điều 54. Theo đó, kế toán trưởng là người có nhiệm vụ đứng đầu và tổ chức các công tác, hoạt động của phòng kế toán tại doanh nghiệp.
Đối với các cơ quan, doanh nghiệp có liên quan đến nhà nước, kế toán trưởng còn có thêm nhiệm vụ giúp cho người đại diện pháp luật của tổ chức giám giám sát các vấn đề liên quan đến tài chính. Nội dung này được quy định rõ ràng tại Khoản 1, Điều 54, Luật Kế toán 2015.
Tìm hiểu thêm: Trưởng phỏng kế toán và kế toán trưởng có khác nhau không?
Mô tả nhiệm vụ, công việc kế toán trưởng
Điều hành, tổ chức các hoạt động phòng kế toán là một trong những công việc kế toán trưởng. Cụ thể các công việc của vị trí này sẽ bao gồm những nhiệm vụ chính như sau:
Quản lý, điều hành phòng kế toán
Đối với mô hình doanh nghiệp kinh doanh, công việc của kế toán trưởng liên quan đến điều hành như sau:
- Điều hành, chịu trách nhiệm mọi hoạt động liên quan đến phòng kế toán, tài chính trong doanh nghiệp, tổ chức.
- Lập các bản kế hoạch, chiến lược liên quan đến hoạt động tài chính, kế toán, kinh tế của doanh nghiệp. Bao gồm các bản kế hoạch, chiến lược tổng quan đến chi tiết nhất có thể.
- Tổ chức, tham gia vào quá trình xây dựng bộ máy nhân sự để đảm bảo sự phù hợp, đúng đắn với chiến lược phát triển của doanh nghiệp.
- Chịu trách nhiệm và tổ chức, chủ trì các cuộc họp định kỳ, đột xuất có liên quan đến hoạt động kế toán, tài chính của doanh nghiệp.
Công việc liên quan đến nhân sự
Bên cạnh điều hành, đào tạo và quản lý nhân sự cũng là một trong những công việc của kế toán trưởng. Công việc này sẽ bao gồm:
- Thực hiện tuyển dụng và hướng dẫn cho các nhân sự mới của phòng kế toán, tài chính.
- Điều phối công việc cho kế toán viên, phù hợp với năng lực, nhiệm vụ của mình.
- Đào tạo chuyên môn cho các nhân viên, kế toán viên tại phòng kế toán.
- Giám sát, đánh giá hiệu quả công việc, đưa ra các mức khen thưởng, xử phạt phù hợp với nhân viên.
Xem thêm vị trí nhân sự khác: Kế Toán Công Nợ Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Kế Toán Công Nợ
Công việc liên quan đến chuyên môn
Chuyên môn, nghiệp vụ kế toán, tài chính cũng sẽ là một trong những công việc mà kế toán trưởng cần quan tâm. Cụ thể, với chuyên môn nghiệp vụ, kế toán trưởng sẽ cần:
- Tổ chức các hoạt động, nghiệp vụ kế toán, thống kê liên quan đến hoạt động tài chính của doanh nghiệp theo từng giai đoạn.
- Nghiên cứu, cải tiến, hoàn thiện các chế độ liên quan đến hạch toán kế toán, bộ máy kế toán trong doanh nghiệp. Đảm bảo cho các thông tin, số liệu liên quan đến kế toán được trung thực, chính xác cũng như kịp thời.
- Chỉ đạo hoạt động kiểm kê, đánh giá tài sản của doanh nghiệp. Bao gồm các loại tài sản cố định hoặc không cố định. Xử lý kịp thời các trường hợp sai nguyên tắc trong quá trình kiểm kê, sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
- Theo dõi các hoạt động liên quan đến lưu trữ thông tin, sổ sách kế toán, các loại hóa đơn, chứng từ gốc theo đúng quy định của doanh nghiệp.
- Kiểm soát về việc thành lập, tính chính xác của các loại hợp đồng kinh tế, đảm bảo có thể bảo vệ được quyền lợi của doanh nghiệp tốt nhất.
- Tổ chức và đánh giá hoạt động liên quan đến vốn, quá trình sử dụng vốn, quá trình lưu chuyển tiền tệ, tài chính trong doanh nghiệp.
Tìm hiểu thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp
Các công việc khác của kế toán trưởng
Bên cạnh những công việc của kế toán trưởng chính được nhắc đến ở trên, vị trí này còn có thêm một số nhiệm vụ, công việc khác như sau:
Tham mưu cho ban lãnh đạo: Xác định nguồn tài chính dự trữ, đưa ra các ý kiến, tham mưu cho ban lãnh đạo sử dụng các nguồn tài chính đó phù hợp. Giúp bạn lãnh đạo có thể giải quyết được những vấn đề liên quan đến tài chính, đưa ra những kiến nghị, rủi ro trong việc sử dụng tài chính.
Lập và trình bày báo cáo tài chính: Phối hợp định kỳ với kế toán viên để lập các bản báo cáo tài chính đúng quy định. Trình bày những bản báo cáo này với ban lãnh đạo, cơ quan thuế, cơ quan kiểm toán nếu cần.
Tạm kết
Như vậy, bạn có thể thấy rằng, công việc của vị trí kế toán trưởng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của doanh nghiệp. Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm này, bạn sẽ hiểu hơn về công việc kế toán trưởng và những vấn đề khác xung quanh vị trí này. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm: Kế toán kho làm gì? Mô tả công việc kế toán kho