Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? 

Giải đáp nhanh – Sinh viên ngành kế toán học những môn gì?

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Rất nhiều sinh viên đang chuẩn bị bước chân vào ngành kế toán đều có chung một câu hỏi đó là sinh viên ngành kế toán học những môn gì? Nếu bạn cũng là một trong số đó vậy thì đừng bỏ qua bài viết của Vieclamketoan.vn ngày hôm nay nhé!

Ngành kế toán là gì?

Trước khi trả lời ngành kế toán học những môn gì hãy cùng tìm hiểu ngành kế toán là gì. Ngành kế toán còn có tên tiếng anh là Accounting. Công việc của ngành này là ghi chép, thu nhận, xử lý đồng thời cung cấp các thông tin về toàn bộ hoạt động tài chính của doanh nghiệp, tổ chức, cơ quan,….

Kế toán là bộ phận quan trọng và cần thiết trong mọi doanh nghiệp bởi đây là bộ phận quản lý vấn đề về kinh tế, doanh thu, lợi nhuận. Vì vậy mà cơ hội việc làm ngành kế toán rất rộng mở.

Ví dụ về 1 vị trí kế toán trong doanh nghiệp: Kế Toán Công Nợ Là Gì? Bản Mô Tả Công Việc Kế Toán Công Nợ Chi Tiết

Ngành kế toán là gì?
Ngành kế toán là gì?

Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? 

Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? Cũng giống như bao ngành khác, khi là sinh viên kế toán bạn sẽ phải học hai nhóm môn cơ bản là môn học đại cương và môn học chuyên ngành trong chương trình học của mình.

Môn học đại cương ngành kế toán

Trước khi tiếp xúc với các môn chuyên ngành, bạn sẽ được học các môn đại cương theo chương trình giáo dục đại học như sau:

  • Triết học, kinh tế chính trị Mác – Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Lịch sử Đảng cộng sản Việt Nam, Tư tưởng Hồ Chí Minh,
  • Học phần ngoại ngữ
  • Toán cao cấp, Lý thuyết xác suất và thống kê toán
  • Pháp luật đại cương
  • Tin học đại cương
  • Giáo dục thể chất, Giáo dục quốc phòng.

Môn học chuyên ngành

Bắt đầu sang năm 2, bạn sẽ dần được học những môn chuyên ngành phục vụ cho nghiệp vụ kế toán sau này. Tùy từng trường đại học và ngành học chuyên sâu thì các môn chuyên ngành sẽ khác nhau. Tuy nhiên 1 số môn học phổ biến sẽ bao gồm:

  • Kinh tế vĩ mô I: Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? Môn chuyên ngành đầu tiên chính là kinh tế vĩ mô I, môn học này sẽ mang tới cho bạn những kiến thức cơ bản và cơ sở về hoạt động của nền kinh tế thị trường thông qua phân tích các quy luật kinh tế cơ bản (cung cầu, cạnh tranh). Ngoài ra còn có hành vi của các thành viên trong một nền kinh tế và một số công cụ phân tích khác.
  • Kinh tế  vĩ mô II: môn học này sẽ mang tới những khái niệm cơ bản của kinh tế vĩ mô cho người học như Mô tả hành vi của nền kinh tế trong dài hạn, đo lường tổng sản lượng và mức giá của nền kinh tế,…
  • Tài chính – Tiền tệ: Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? Tài chính – tiền tệ giúp trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ bản về tài chính – tiền tệ, hoạt động của thị trường tài chính,….
  • Nguyên lý thống kê kinh tế: môn học này cung cấp một cách có hệ thống phương pháp điều tra thống kê bao gồm việc thu thập thông tin ban đầu về các hiện tượng kinh tế, xã hội,….
  • Marketing căn bản: đây cũng là một trong những môn chuyên ngành của sinh viên kế toán, môn học này cung cấp những kiến thức căn bản về những nguyên lý Marketing và cách vận dụng chúng vào thực tiễn,…
  • Luật kinh tế
  • Nguyên lý kế toán
  • Kế toán tài chính I
  • Kế toán quản trị
  • Kiểm toán căn bản

Tìm hiểu thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? 
Sinh viên ngành kế toán học những môn gì? 

Những kiến thức, kỹ năng cần trau dồi ngay từ thời đi học

Khi xác định được kế toán cần học những gì, bạn cần phải không ngừng trau dồi những kiến thức, kỹ năng cần thiết để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ học tập. Thông qua đó, hình thành nên những tiền đề cơ bản cho công việc trong tương lai.

Kiến thức chuyên môn

Kiến thức đầu tiên các bạn sinh viên kế toán cần trang bị cho mình là những kiến thức cơ bản về chuyên môn thông qua bộ môn Nguyên lý kế toán. Đây là môn học đóng vai trò rất quan trọng, xuyên suốt trong quá trình học tập và làm việc sau này.

Bên cạnh môn Nguyên lý kế toán, bạn cũng sẽ cần học, nghiên cứu các môn khác như: Kế toán tài chính, Kế toán quản trị, Kế toán công,… Nhờ các môn học này sinh viên kế toán có đầy đủ kiến thức về các phần thực hành kế toán tại doanh nghiệp.

Môn học Kế toán tài chính đưa ra cách xử lý các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, tổng hợp và trình bày các dữ liệu đó trên báo cáo tài chính, bước đầu đọc được báo cáo tài chính, đưa ra những phân tích chính xác tình hình phát triển của doanh nghiệp.

Sinh viên kế toán cần nắm vững chuyên môn
Sinh viên kế toán cần nắm vững chuyên môn

Phẩm chất cá nhân và đạo đức trong công việc

Không chỉ tập trung vào kiến thức chuyên môn, bạn cũng cần rèn luyện phẩm chất cá nhân để trở thành một nhân viên kế toán xuất sắc. Đặc thù của ngành Kế toán Kiểm toán là tạo ra sản phẩm cuối cùng cung cấp những thông tin cho người sử dụng báo cáo tài chính một cách trung thực và hợp lý.

Chính vì vậy,  nhân viên kế toán cần phải là người trung thực, xử lý nghiệp vụ một cách trung thực, khách quan. Nếu thông tin kế toán không được chính xác sẽ khiến người dùng báo cáo tài chính đưa ra những quyết định sai lầm, ảnh hưởng đến tình hình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. 

>>> Xem thêm: Sinh viên học kế toán doanh nghiệp ra làm gì? Làm ở đâu?

Các kiến thức và kỹ năng khác

Để trả lời câu hỏi kế toán cần học những gì không thể thiếu được các kỹ năng bổ trợ bên cạnh các kiến thức chuyên môn. Chúng bao gồm:

Kiến thức tin học và ngoại ngữ

Ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, sinh viên cần học tập nâng cao khả năng sử dụng công nghệ để ứng dụng vào công việc của mình, như ứng dụng các hàm tính excel, các phần mềm kế toán, phần mềm kê khai thuế,…

Bên cạnh đó, trong xu thế hội nhập toàn cầu, bạn hoàn toàn có thể tìm kiếm những cơ hội việc làm kế toán cho các doanh nghiệp quốc tế. Tuy nhiên, để làm được điều đó, sinh viên cần sử dụng tốt ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh. Khả năng ngoại ngữ linh hoạt cũng giúp sinh viên kế toán trở nên tự tin, bản lĩnh hơn khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp lớn. 

Trau dồi kỹ năng tin học và ngoại ngữ
Trau dồi kỹ năng tin học và ngoại ngữ

Các kỹ năng mềm 

Thực tế cho thấy nhiều nhân viên kế toán có kiến thức chuyên môn rất giỏi nhưng lại không có nhiều cơ hội thăng tiến trong công việc bởi họ thiếu kỹ năng mềm. Do đó, bạn nên cố gắng trau dồi các kỹ năng này khi còn ngồi trên ghế giảng đường bằng cách tham gia các câu lạc bộ, hoạt động ngoại khóa,…

Các kỹ năng mềm cần thiết bao gồm kỹ năng giao tiếp, kỹ năng làm việc nhóm và làm việc độc lập, kỹ năng làm việc trong môi trường áp lực cao, kỹ năng xử lý vấn đề, đặc biệt là khả năng mở rộng mối quan hệ,… Việc chủ động trang bị cho mình những kiến thức, kỹ năng này sẽ tạo điều kiện thuận lợi để bạn tìm kiếm được một công việc tốt trong tương lai. 

Công việc của ngành kế toán sau khi ra trường?

Sau khi tìm hiểu kế toán học những môn gì nhiều bạn sẽ thắc mắc công việc của ngành kế toán sẽ như thế nào. Kế toán viên là người phụ trách chính việc quản lý và kiểm soát hoạt động tài chính, góp phần vào việc giúp doanh nghiệp phát triển bền vững. Vị trí kế toán trong doanh nghiệp rất đa dạng, vậy nên sinh viên mới ra trường có thể đảm nhiệm 1 số vị trí sau:

  • Chuyên viên kế toán, chuyên viên kiểm toán, giao dịch viên, chuyên viên thuế, kiểm soát viên, kế toán kho, thủ quỹ, tư vấn viên mảng tài chính.
  • Nhân viên tư vấn và môi giới chứng khoán, nhân viên quản lý dự án, nhân viên phòng giao dịch và ngân quỹ.
  • Khi kinh nghiệm dày dặn cơ hội thăng tiến trong nghề là rất cao bạn có thể làm tới vị trí như kế toán trưởng, quản lý tài chính, trưởng phòng kế toán,… 
  • Thanh tra kinh tế và nghiên cứu tài chính.
  • Sinh viên cũng có thể ở lại trường để làm giảng viên của ngành kế toán.

Tìm hiểu thêm: Nhân Viên Kế Toán Kho Làm Gì? Có Vất Vả Không? 

Làm việc ngành kế toán ở đâu?

Quả thực ngành kế toán trong vài năm gần đây là một trong những ngành hot, đi đầu xu hướng bởi người học có nhiều lựa chọn và dễ dàng xin được việc sau khi tốt nghiệp. Sau khi ra trường sinh viên có thể xin việc ở một số nơi như sau:

Công việc của ngành kế toán sau khi ra trường?
Công việc của ngành kế toán sau khi ra trường?
  • Các đơn vị kinh doanh như: doanh nghiệp có vốn đầu tư, nước ngoài,  ngân hàng cổ phần, ngân hàng thương mại, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán,…
  • Các đơn vị hoạt động phi lợi nhuận như các cơ quan hành chính sự nghiệp, trường học, bệnh viện,…
  • Cơ quan quản lý nhà nước: Tổng cục thuế, tổng cục thống kê, sở kế hoạch và đầu tư,…
  • Hoặc tại các trường đại học, cao đẳng, trung tâm nghiệp vụ kế toán,…

Những tố chất phù hợp với ngành kế toán

Thực tế kế toán không phải ngành quá khó, nhưng cũng không hề dễ. Để phù hợp và có thể học tốt ngành này hay không bạn cần hội tụ đủ những tố chất sau:

  • Đầu tiên tố chất không thể thiếu chính là khả năng tính toán tốt. Bạn biết đấy kế toán là ngành “ăn, ngủ” với những con số, số sách, chứng từ, hóa đơn, do vậy nếu không khả năng tính toán, yêu thích, say mê với ngành thì việc thích nghi và gắn bó với ngành là điều rất khó.
  • Tính trung thực là tố chất cũng không kém quan trọng với người làm kế toán. Vì doanh nghiệp rất cần những kế toán viên thật thà, bảo mật thông tin của họ trong quá trình làm việc.
  • Cẩn thận, tỉ mỉ: Khi làm trong ngành kế bạn bạn sẽ phải thường xuyên tiếp xúc, thao tác với tài liệu liên quan đến tài chính, giấy tờ. Do vậy sự cẩn thận, tỉ mỉ sẽ giúp bạn tính toán con số chính xác hơn.
  • Khả năng quản lý thời gian và chịu áp lực công việc tốt: Mức lương ổn định đổi lại áp lực công việc cũng không hề nhỏ. Do vậy khi bước chân vào ngành kế toán, bạn cần biết cách sắp xếp thời gian hợp lý và rèn luyện khả năng chịu áp lực để công việc luôn được diễn ra đúng tiến độ.
  • Thông thạo tin học văn phòng, ngoại ngữ tốt: Là một kế toán thực thụ thì việc thành thạo các phần mềm vi tính văn phòng, đặc biệt là Excel kế toán, Powerpoint và các phần mềm kế toán thông dụng là điều không thể thiếu. Ngoài ra bạn cũng cần đầu tư nhiều về ngoại ngữ, đây sẽ là chìa khóa mở ra nhiều cơ hội và mức lương cao cho bạn trong tương lai.
Những tố chất phù hợp với ngành kế toán
Những tố chất phù hợp với ngành kế toán

Trên đây là thông tin về khái niệm ngành kế toán và ngành kế toán học những môn gì? Hy vọng chúng hữu ích cho bạn, chúc bạn tìm được con đường học tập đúng đắn nhất cho mình. Đừng quên theo dõi thêm Topcv.vn để biết thêm nhiều thông tin việc làm kế toán nữa nhé!

Có thể bạn quan tâm: Thực Tập Kế Toán Nên Viết Mục Tiêu Dài Hạn Trong CV Như Thế Nào?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *