Kế toán giá thành là gì

Kế toán giá thành là gì? Vai trò kế toán giá thành trong doanh nghiệp

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận cao phải có các biện pháp tăng doanh thu và giảm chi phí mức thấp nhất. Và kế toán giá thành là người sẽ chịu trách nhiệm tính giá thành, hạch toán các nghiệp vụ về giá thành của sản phẩm trong doanh nghiệp. Vậy kế toán giá thành là gì? Có vai trò gì trong doanh nghiệp? Cùng vieclamketoan.vn tìm hiểu trong bài viết sau nhé!

Kế toán giá thành là gì?

Kế toán giá thành là vị trí đảm nhận phần việc xác định đầy đủ và chính xác nhất các loại chi phí cũng như giá thành thực tế của sản phẩm. Từ đó có cơ sở để xác định giá bán hàng hóa phù hợp, đảm bảo lợi nhuận doanh nghiệp. Kế toán giá thành sẽ luôn cần thiết lập mối quan hệ chặt chẽ với vị trí kế toán chi phí.

Chi phí và giá thành là các chỉ tiêu kinh tế quan trọng đối với doanh nghiệp, nó quyết định đến kết quả sản xuất và ảnh hưởng tới thu nhập của toàn bộ cán bộ, nhân viên trong doanh nghiệp. Do đó, vấn đề hạch toán chính xác nghiệp vụ kế toán giá thành một cách chính xác và kịp thời sẽ là điều quan trọng để doanh nghiệp nắm bắt được tình hình của mình một cách nhanh chóng.

Kế toán giá thành là gì?
Kế toán giá thành là gì?

Mối quan hệ giữa kế toán giá thành với các phòng ban khác là gì?

Tổ chức nhân sự phòng ban kế toán

Kế toán trưởng sẽ là người quản lý, bố trí nhân sự cho vị trí kế toán giá thành phù hợp với đặc điểm công ty, ngành nghề kinh doanh. Tại 1 số doanh nghiệp nhỏ, kế toán trưởng hoặc kế toán tổng hợp có thể kiêm nhiệm luôn vị trí kế toán giá thành.

Với những doanh nghiệp sản xuất và xây lắp, khối lượng công việc nhiều thì vị trí kế toán giá thành là không thể thiếu. Kế toán giá thành sẽ làm việc cùng với kế toán thanh toán, kế toán bán hàng,… dưới sự quản lý của kế toán trưởng.

Tìm hiểu thêm: Kế toán trưởng là gì? Mô tả công việc kế toán trưởng

Mối quan hệ giữa các phòng ban với kế toán giá thành là gì?

Với phòng kế toán

  • Nhân viên kế toán giá thành sẽ báo cáo trực tiếp công việc lên kế toán trưởng hoặc thông qua kế toán tổng hợp tùy từng doanh nghiệp
  • Phối hợp cùng với kế toán tổng hợp hoàn thành báo cáo lãi lỗ liên quan về giá thành, chi phí,…
  • Hỗ trợ, hướng dẫn và cùng kiểm tra về chi phí với kế toán kho, kế toán tiền lương,.. khi hạch toán chi phí

Với các phòng ban khác

Kế toán giá thành cần thu thập thông tin hoạt động từ các phòng ban khác trong doanh nghiệp để nắm được các chi phí phát sinh. Từ đó đánh giá được hoạt động nào mang lại hiệu quả tốt hay chưa có hiệu quả, nhất là ở bộ phận sản xuất. Điều này đặc biệt quan trọng bởi sẽ giúp ban lãnh đạo có phương án điều chỉnh, cải tiến quy trình hoạt động, nhằm tối ưu hóa chi phí và tối đa hóa lợi nhuận.

Tìm hiểu thêm: Kế toán kho là gì? Nhiệm vụ kế toán kho trong doanh nghiệp

Kế toán giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác
Kế toán giá thành có mối quan hệ chặt chẽ với các phòng ban khác

Nhiệm vụ, công việc của kế toán giá thành là gì?

Có thể nói, kế toán giá thành là người giữ vàng cho doanh nghiệp, giúp tổ chức kiểm soát tốt các chi phí và nâng cao lợi nhuận. Vậy công việc của kế toán giá thành là gì?

  • Tính giá thành sản phẩm: Tập hợp chi phí làm cơ sở tính giá, kiểm soát và quản lý các loại giá, điều chỉnh giá theo biến động chi phí
  • Hạch toán các tài khoản kế toán: Hạch toán tài khoản kế toán theo phương pháp đã được quy định sẵn, đánh giá khối lượng các sản phẩm dở dang khoa học và hợp lý, làm cơ sở để hạch toán giá thành sản xuất
  • Lập báo cáo phân tích: Lập các loại báo cáo như: báo cáo hoạt động sản xuất, báo cáo giá thành, báo cáo chi phí sản xuất,… và phân tích hiệu quả của các loại hoạt động.
  • Ngoài ra kế toán giá thành cần thực hiện theo dõi chi tiết việc nhập, xuất hàng hóa hàng ngày, kiểm soát tiêu hao các loại nguyên vật liệu, phân loại và lưu trữ các sổ sách kế toán,…

Kế toán giá thành cần chú ý những gì để hoàn thành tốt công việc?

Hiểu và xác định đúng đối tượng cần tính giá thành

Để xác định được đối tượng tính giá thành đúng, kế toán giá thành cần hiểu rõ về doanh nghiệp và nhất là hoạt động của doanh nghiệp là gì, bao gồm:

  • Ngành nghề kinh doanh, lĩnh vực hoạt động
  • Các sản phẩm, dịch vụ
  • Quy trình, công đoạn sản xuất các sản phẩm, dịch vụ
  • Những yếu tố chi phí cấu thành sản phẩm, dịch vụ, phân nhóm chúng và xác định tỷ trọng hợp lý
Các nghiệp vụ chuyên môn của kế toán giá thành khá phức tạp
Các nghiệp vụ chuyên môn của kế toán giá thành khá phức tạp

Xây dựng quy trình tính giá thành hợp lý dựa trên sản phẩm của doanh nghiệp

Thông thường quy trình tính giá thành sẽ bao gồm các bước

  • Bước 1: Tập hợp và phân bổ các loại chi phí sản xuất phát sinh
  • Bước 2: Xác định số lượng sản phẩm đã hoàn thành, sản phẩm dở dang, đánh giá những sản phẩm dở dang cũng như chi phí cuối kỳ
  • Bước 3: Áp dụng phương pháp tính giá thành đã được thống nhất với doanh nghiệp. Lập bảng tính giá thành sản phẩm, dịch vụ
  • Bước 4: Cập nhật giá thành sản phẩm đã hoàn thành

Tùy từng doanh nghiệp sẽ có những quy trình khác nhau. Bạn có thể dựa trên quy trình mẫu và ứng dụng phù hợp với loại hình doanh nghiệp mình nhé.

Tìm hiểu thêm: Hạch Toán Là Gì? Bản Chất Của Hạch Toán Kế Toán Bạn Nên Biết

Kiểm soát chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm

Để kiểm soát được chi phí sản xuất và giá thành của sản phẩm kế toán giá thành cần xác định chính xác mức giá định mức hoặc mức giá kế hoạch để có cơ sở đối chiếu. Việc kiểm soát chi phí cũng cần có sự phối hợp với các phòng ban khác nên kế toán giá thành cần chủ động ghi chép, kết nối với các bộ phận liên quan.

Mức lương của kế toán giá thành bao nhiêu?

Vị trí kế toán giá thành hiện nay đặt ra yêu cầu rất cao trong quá trình tuyển dụng, bởi đây là công việc quan trọng có liên quan đến vấn đề tài chính, ngân sách của doanh nghiệp. Do đó, để trở thành kế toán giá thành bạn cần phải có một nền tảng kiến thức chuyên môn tốt. 

Mức lương của kế toán giá thành từ 4.000.000 - 20.000.000 đồng/tháng
Mức lương của kế toán giá thành từ 4.000.000 – 20.000.000 đồng/tháng

Ngoài ra, bạn cũng cần có các kỹ năng làm việc trong lĩnh vực kế toán như kỹ năng tính toán, nghiệp vụ kế toán. Sử dụng thành thạo các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay, các công cụ cần thiết trong tính giá thành sản phẩm, đặc biệt là hệ thống quản trị ERP. Đồng thời bạn cũng cần có khả năng chịu áp lực công việc tốt, kỹ năng văn phòng,…

Vì vậy, mức lương của kế toán giá thành so với trung bình chung khá cao. Mức trung bình tham khảo khoảng 10.400.000 đồng/tháng. Mức thấp nhất từ 4.000.000 đồng/tháng và cao nhất khoảng 20.000.000 đồng/tháng.

Trên đây là bài viết chia sẻ kinh nghiệm về kế toán giá thành là gì và vai trò của kế toán giá thành trong doanh nghiệp. Nếu bạn đang có nhu cầu tìm việc làm kế toán giá thành, đừng quên truy cập vào Topcv.vn để tiếp cận được nhiều việc làm tốt với mức lương hấp dẫn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *