Học kiểm toán ra làm gì? Bí quyết xin việc cho dân kiểm toán

Học kiểm toán ra làm gì? Bí quyết xin việc cho dân kiểm toán

Chia sẻ kinh nghiệm
Spread the love

Với mức thu nhập tốt, ngành kiểm toán đang được nhiều bạn trẻ tìm hiểu và theo học. Vậy, học kiểm toán ra làm gì? Bí quyết để xin việc cho ngành kiểm toán như thế nào? Hãy cùng Vieclamketoan tìm hiểu nhé.

Giải đáp học kiểm toán ra làm gì?

Kiểm toán là ngành học thuộc nhóm ngành kế toán – kiểm toán, đây là một hoạt động nghiên cứu, kiểm tra, đánh giá báo cáo tài chính của bộ phận kế toán cung cấp. Vậy, học kiểm toán ra làm gì? Dưới đây sẽ là một số vị trí phổ biến sau khi học kiểm toán.

Nhân viên kế toán

Nhân viên kế toán (kế toán viên) là vị trí phổ biến khi bạn tìm hiểu về vấn học kiểm toán ra làm gì. Họ sẽ chịu trách nhiệm tiếp nhận thông tin, tính toán, xử lý những vấn đề liên quan đến tài sản, sự thay đổi tài chính của kế toán. Nhiệm vụ chính của kế toán thường bao gồm:

  • Thu thập và ghi chép lại thông tin về hoạt động tài chính, thu – chi tài chính trong doanh nghiệp.
  • Kiểm kê, giám sát, quản lý các loại hồ sơ, chứng từ, hóa đơn,… có liên quan đến lĩnh vực kế toán.
  • Phân tích, xử lý dữ liệu về kế toán, lập các báo cáo tài chính, báo cáo thuế,… theo yêu cầu.
  • Thực hiện các công việc, nhiệm vụ khác theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.

Bạn muốn tìm hiểu thêm về các vị trí nhân viên kế toán trong doanh nghiệp? Xem thêm mô tả công việc 2 vị trí nhân viên kế toán phổ biến hiện nay tại đây!

>>> Kế toán kho làm gì? Công việc của kế toán kho là gì?

>>> Kế toán công nợ là gì? Mô tả công việc kế toán công nợ

Nhân viên kế toán là một vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi học kiểm toán
Nhân viên kế toán là một vị trí mà bạn có thể làm việc sau khi học kiểm toán

Chuyên viên kiểm toán

Chuyên viên kiểm toán (kiểm toán viên) là những người được cấp chứng chỉ/giấy chứng nhận để thực hiện công việc kiểm tra thông tin về các tài khoản, báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, tổ chức nào đó. Nhiệm vụ hàng ngày của kế toán viên thường bao gồm các công việc như:

  • Phối hợp cùng các đơn vị, bộ phận khác để thực hiện lập kế hoạch kiểm toán.
  • Xây dựng chương trình kiểm toán đầy đủ số lượng, thứ tự các bước theo quy định.
  • Thu thập các thông tin cần thiết để thực hiện các phương pháp kiểm toán, ví dụ như kiểm toán cân đối, đối chiếu logic, đối chiếu trực tiếp, điều tra,…
  • Ghi chép lại các thông tin cần thiết trong quá trình thực hiện kiểm toán.
  • Đưa ra các kết luận, báo cáo liên quan đến hồ sơ, báo cáo tài chính, kế toán,… đã được kiểm toán.

Tìm hiểu thêm: Kế toán và kiểm toán có giống nhau không? Giải đáp chi tiết

Nhân viên tư vấn tài chính

Học kiểm toán có thể ra làm gì nữa? Nhân viên tài chính là những người sẽ thu thập, cung cấp cho khách hàng những thông tin liên quan đến hoạt động hoặc sản phẩm tài chính. Vị trí này sẽ thực hiện các nhiệm vụ như sau:

  • Khai thác, tìm kiếm các khách hàng có nhu cầu với những sản phẩm, dịch vụ tài chính của doanh nghiệp.
  • Hỗ trợ cung cấp, tư vấn những thông tin liên quan đến sản phẩm tài chính.
  • Nghiên cứu, phân tích những vấn đề liên quan đến thị trường tài chính, kiểm toán, kế toán,… để tư vấn tốt hơn cho khách hàng.
  • Đưa ra những kế hoạch sử dụng tài chính phù hợp cho doanh nghiệp.
Học kiểm toán ra cũng có thể làm các công việc tư vấn tài chính
Học kiểm toán ra cũng có thể làm các công việc tư vấn tài chính

Giao dịch viên ngân hàng

Giao dịch viên cũng là một vị trí mà bạn có thể tham khảo khi tìm hiểu về vấn đề học kiểm toán ra làm gì. Giao dịch viên sẽ làm việc chủ yếu tại các ngân hàng và thực hiện những nhiệm vụ hàng ngày như sau:

  • Tiếp đón, xác nhận nhu cầu giao dịch của khách hàng có liên quan đến những sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
  • Giới thiệu, tư vấn cho khách hàng những sản phẩm, dịch vụ đang có của ngân hàng.
  • Sử dụng nghiệp vụ chuyên môn để thực hiện các giao dịch theo yêu cầu của khách hàng.
  • Thực hiện các hoạt động hạch toán, kiểm toán có trong ngân hàng theo yêu cầu.
  • Hỗ trợ chăm sóc khách hàng và thực hiện những công việc khác theo yêu cầu của quản lý trực tiếp.

Xem thêm: 5+ Nghiệp Vụ Kế Toán Bán Hàng Chi Tiết Nhất Trong Doanh Nghiệp

Một số vị trí làm việc khác

Ngoài những vị trí phổ biến trên, một số vị trí sau đây sẽ giúp bạn giải đáp thêm về vấn đề học kiểm toán ra làm gì. Ví dụ như:

  • Thủ quỹ, thủ kho.
  • Nghiên cứu viên, giảng viên, cán bộ nghiên cứu đến kế toán, kiểm toán.
  • Kế toán trưởng, trưởng phòng kế toán.
  • Giám đốc tài chính, Giám đốc hành chính – nhân sự.
  • Thanh tra kinh tế.

>>> Ứng tuyển việc làm kế toán lương cao, mới nhất ngay!

Bí quyết xin việc kiểm toán thành công

Sau khi biết học kiểm toán ra làm gì, bạn chắc hẳn sẽ phân vân làm thế nào để xin việc kiểm toán. Để có thể xin việc kiểm toán thành công, bạn có thể tham khảo một số bí quyết được tổng hợp sau đây:

  • Lựa chọn kênh tìm kiếm việc làm phù hợp: Hiện tại có khá nhiều kênh tìm kiếm việc làm như các website đăng tin tuyển dụng – kết nối việc làm, nộp hồ sơ trực tiếp tại các cơ quan kiểm toán, thi tuyển,…
  • Chuẩn bị CV xin việc kiểm toán phù hợp với vị trí mà bạn ứng tuyển.
  • Học tập và nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thường xuyên, chẳng hạn như sử dụng được thành thạo các phần mềm kế toán thông dụng hiện nay.
  • Chuẩn bị trước những câu hỏi phỏng vấn có thể gặp khi đi xin việc kiểm toán.
  • Luôn tự tin và chuyên nghiệp trong quá trình phỏng vấn trực tiếp với nhà tuyển dụng.

Tìm hiểu thêm: Cách viết mục tiêu nghề nghiệp kế toán chuẩn – xịn thu hút HR

Bạn nên lựa chọn kênh phù hợp để tìm việc làm kiểm toán thành công
Bạn nên lựa chọn kênh phù hợp để tìm việc làm kiểm toán thành công

Hy vọng với bài viết chia sẻ kinh nghiệm ngày hôm nay, bạn sẽ hiểu hơn về học kiểm toán ra làm gì và bí quyết xin việc thành công như thế nào. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV để tiếp cận với nhiều cơ hội việc làm kiểm toán hấp dẫn hơn nhé.

Có thể bạn quan tâm: Giải Đáp Nhanh – Sinh Viên Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *