Kế toán là một ngành học được nhiều bạn trẻ lựa chọn và theo đuổi hiện nay. Tuy vậy, thực trạng ngành kế toán hiện nay như thế nào? Nghề này có tương lai hay không? Hãy cùng Vieclamketoan giải đáp nhé.
Thực trạng ngành kế toán hiện nay như thế nào?
Để hiểu hơn về thực trạng ngành kế toán hiện nay hãy cùng tìm hiểu về nhu cầu nhân sự của ngành và những biến động liên quan đến nhu cầu tuyển dụng. Cụ thể như sau:
Nhu cầu về nhân sự ngành kế toán
Theo thống kê thì bất kỳ tổ chức và đơn vị sự nghiệp nào cũng cần phải có bộ máy kế toán trong. Trung bình ngành kế toán hiện nay sẽ có từ 2 đến 4 nhân sự trong mỗi tổ chức và đơn vị sự nghiệp. Điều này một lần nữa cho thấy nhu cầu về nhân sự ngành kế toán hiện nay đang khá cao.
Một thống kê từ Tổng cục Thống kê vào năm 2021 cho biết, cả nước ta hiện đang có 116800 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Chỉ tính riêng trong quý 1 năm 2022 thì cả nước đã có 34,6 nghìn doanh nghiệp thành lập mới. Với tỷ lệ phát triển và sự tăng trưởng về số lượng doanh nghiệp mới như hiện nay, có thể thấy rằng nhu cầu nhân sự kế toán trong tương lai là rất lớn.
Tuy vậy số lượng nguồn cung ứng lao động trong lĩnh vực kế toán ngày nay đang thiếu hụt. Đặc biệt rất nhiều cảnh báo được đưa ra về các doanh nghiệp cần nhân sự có nền tảng kế toán tốt để giúp vận hành bộ máy được hiệu quả. Kế toán cũng sẽ là người giúp doanh nghiệp có thể xác định được mức lãi hoặc lỗ trong doanh nghiệp. Từ đó xác định xem doanh nghiệp có đang kinh doanh và phát triển thành công hay không.
Tìm hiểu thêm: Có Nên Học Kế Toán Không? Ngành Này Có Những Đặc Trưng Gì?
Học kế toán ra làm gì? Có tương lai không?
Tỷ lệ tăng trưởng của ngành kế toán hiện nay ước tính khoảng 22% mỗi năm. Do đó, tuy thiếu hụt về nhân sự tiềm năng, nhưng ngành kế toán vẫn đang là xu hướng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Sau khi học ngành kế toán, bạn có thể làm việc ở những vị trí khác nhau và có cơ hội thăng tiến tốt hơn.
Sau khi hoàn thành chương trình học kế toán, bạn có thể làm những công việc như:
- Trở thành nhân viên kế toán ở những vị trí như kế toán tổng hợp, kế toán thuế, kế toán kho, kế toán bán hàng, kế toán công nợ,… tại các doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh sự nghiệp.
- Tiếp tục theo học và trở thành các trợ lý kiểm toán, kiểm toán viên.
- Có thể tự thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán công.
- Trở thành giảng viên, cán bộ nghiên cứu về chuyên ngành kế toán tại các trung tâm đào tạo.
Bên cạnh đó, sau khi làm việc trong lĩnh vực kế toán, bạn cũng có thể thăng tiến lên nhiều vị trí cao hơn như kế toán trưởng, giám đốc tài chính tại doanh nghiệp. Mức thu nhập của vị trí kế toán ở thời điểm hiện tại cũng tương đối hấp dẫn. Cụ thể mức trung bình tham khảo khoảng:
- Mức lương trung bình: 16.1 triệu đồng/tháng.
- Dải lương phổ biến: 11.6 – 23.2 triệu đồng/tháng.
- Mức lương mới tốt nghiệp: 5 – 10 triệu đồng/tháng.
- Vị trí nhân viên lâu năm: 15 triệu đồng/tháng.
- Mức lương cấp quản lý, trưởng phòng: 29 – 30 triệu/tháng.
- Mức lương giám đốc hoặc cấp cao hơn: Từ 50 triệu đồng/tháng.
Tìm hiểu thêm: Kế toán kho làm gì? Công việc của kế toán kho. Lương cao không?
Những sai lầm thường gặp về ngành kế toán
Tuy xu hướng ngành kế toán hiện nay có nhu cầu về nhân sự cao, nhưng nhiều người vẫn đang hiểu sai một số vấn đề về ngành kế toán. Cụ thể có những sự hiểu biết sai lầm như sau:
- Kế toán là nghề nhàn hạ: Nghề kế toán thường xuyên phải làm việc nhiều với các con số, các kỳ báo cáo thuế, kiểm toán,… Do đó, đây là một công việc khá áp lực và không hề nhàn hạ như nhiều người vẫn nghĩ.
- Nghề kế toán khô khan và nhàm chán: Trên thực tế, do tính chất công việc phải làm việc nhiều với số liệu, các loại giấy tờ báo cáo, do đó nhiều người sẽ nghĩ đây là một nghề khô khan và nhàm chán. Tuy vậy, đây lại là một trong những công việc đòi hỏi bạn phải nghiên cứu sâu để có thể thành công.
- Lương ngành kế toán không cao: Như thống kê ở trên, là một vị trí quan trọng trong doanh nghiệp, do đó mức lương trung bình của vị trí này không quá thấp. Đặc biệt, nếu bạn có năng lực tốt, bạn hoàn toàn có thể đạt được mức lương cao với công việc này.
- Một số sai lầm phổ biến khác như kế toán giống nghề kiểm toán, kế toán phải biết “biến hóa” với các con số, không có kinh nghiệm khó xin việc kế toán.
>>> Xem thêm: Giải Đáp Nhanh – Sinh Viên Ngành Kế Toán Học Những Môn Gì?
Hy vọng bạn sẽ hiểu hơn về thực trạng ngành kế toán hiện nay và tương lai của ngành nghề này như thế nào với bài viết chia sẻ kinh nghiệm hôm nay. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể truy cập vào TopCV nếu đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm kế toán để tiếp cận với nhiều tin tuyển dụng hấp dẫn hơn nhé.