Tài chính doanh nghiệp là một trong những ngành hot và luôn nhận được sự quan tâm lớn của các bạn trẻ trước thềm đại học. Trong bài viết thuộc chuyên mục Chia sẻ kinh nghiệm này, cùng Vieclamketoan.vn tìm hiểu thông tin về ngành tài chính doanh nghiệp và cơ hội việc làm sau khi ra trường nhé!
Tìm hiểu ngay: Ngành tài chính doanh nghiệp là gì?
Sức hút của chuyên ngành tài chính doanh nghiệp ngày càng lớn trong những năm trở lại đây. Vì vậy, việc tìm hiểu thông tin về ngành nghề này cũng là một phần quan trọng của các bạn trẻ trước khi quyết định có nên theo học hay không.
Khái niệm ngành tài chính doanh nghiệp
Tài chính doanh nghiệp là một trong những chuyên ngành thuộc lĩnh vực tài chính ngân hàng. Hiểu một cách đơn giản thì ngành tài chính doanh nghiệp liên quan đến việc nghiên cứu các vấn đề về tiền bạc, ngân sách và giải pháp tài chính cho một doanh nghiệp.
Chuyên ngành Tài chính Doanh nghiệp được đào tạo trong các trường đại học/cao đẳng/học viện về lĩnh vực tài chính – kế toán như: Học viện Tài chính (AOF), Đại học Kinh tế Quốc Dân (NEU), Đại học Ngoại Thương (FTU), Học viện Ngân hàng (BA), Đại học Kinh tế – UEB (Đại học QG Hà Nội),…
Ngành tài chính doanh nghiệp gồm những nhóm kiến thức gì?
Các khía cạnh chính trong chuyên ngành tài chính doanh nghiệp bao gồm:
- Quản lý tài chính: Cách quản lý và sử dụng tài chính để đạt được mục tiêu kinh doanh của doanh nghiệp, bao gồm: Lập kế hoạch tài chính, quản lý nguồn vốn, quản lý tiền mặt và quản lý rủi ro tài chính.
- Phân tích tài chính: Cách đánh giá và phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp, bao gồm: Hiểu và đánh giá các chỉ số tài chính, phân tích biên lợi nhuận, khả năng sinh lời và tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.
- Quản lý rủi ro tài chính: Các phương pháp để đánh giá và quản lý rủi ro tài chính trong môi trường kinh doanh, bao gồm: Đánh giá rủi ro tín dụng, rủi ro thị trường và rủi ro liên quan đến thay đổi lãi suất và tỷ giá hối đoái.
- Quản lý vốn: Cách quản lý và tối ưu hóa cấu trúc vốn của doanh nghiệp, bao gồm: Lựa chọn giữa sử dụng vốn chủ sở hữu và vốn vay, đánh giá hiệu quả tài chính và tìm kiếm nguồn vốn ngoài.
- Chiến lược tài chính: Cách xây dựng chiến lược tài chính dựa trên mục tiêu và điều kiện của doanh nghiệp, bao gồm: Định rõ cách sử dụng tài chính để đạt được lợi thế cạnh tranh và tăng trưởng bền vững.
>>> Xem ngay: Kế toán tài chính là gì? Công việc chi tiết và mức lương ra sao?
Ngành tài chính doanh nghiệp ra trường làm gì? Xin việc ở đâu?
Với sự phát triển không ngừng của nền kinh tế và sự gia tăng về số lượng của các doanh nghiệp, ngành tài chính doanh nghiệp mang lại nhiều cơ hội nghề nghiệp cho các sinh viên.
Vậy ngành tài chính doanh nghiệp có dễ xin việc không? Câu trả lời là có! Với những kiến thức và kỹ năng chuyên môn được học trong chương trình đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp, bạn sẽ có cơ hội được làm việc tại các vị trí như:
Chuyên viên tư vấn tài chính
Vị trí chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp là một trong những công việc phổ biến được nhiều người chọn sau khi học tài chính doanh nghiệp. Chuyên viên tư vấn tài chính doanh nghiệp thường làm việc trong các công ty tư vấn tài chính, ngân hàng hoặc công ty chứng khoán. Họ cũng có thể làm việc độc lập với tư cách cố vấn tài chính cho các doanh nghiệp.
Vị trí này có mức thu nhập tương đối cao, đặc biệt là với những người có kinh nghiệm chuyên sâu trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp. Cụ thể:
- Mức lương trung bình: 18.600.000 đồng/tháng (Dải lương phố biến từ 13.900.000 – 18.600.000 đồng/tháng).
- Mức lương thấp nhất là: 4.600.000 đồng/tháng.
- Mức lương cao nhất là: 46.400.000 đồng/tháng.
Xem thêm: Lương Kế Toán Mới Ra Trường Là Bao Nhiêu? Tips Deal Lương
Chuyên viên quản trị tài chính
Đây cũng là một trong những vị trí hứa hẹn với nhiều cơ hội việc làm hấp dẫn cho các sinh viên sau khi tốt nghiệp ngành tài chính doanh nghiệp. Công việc cụ thể là quản lý và điều hành các hoạt động tài chính của doanh nghiệp để đạt được mục tiêu kinh doanh và tăng trưởng bền vững.
Chuyên viên quản trị tài chính doanh nghiệp có thể làm việc trong mọi ngành nghề, từ công ty sản xuất, dịch vụ, bất động sản đến ngành công nghệ thông tin và truyền thông.
Mức lương khởi điểm của chuyên viên quản trị tài chính là từ 12 – 25 triệu đồng/tháng.
>>> Xem ngay: Học kế toán hay tài chính ngân hàng mới là tốt nhất?
Chuyên viên định giá tài sản
Với nhiệm vụ định giá các tài sản như cổ phiếu, tài sản cố định, bất động sản,… chuyên viên định giá tài sản cũng là một trong những công việc khá “hot” sau khi ra trường. Bạn có thể làm việc trong các công ty chứng khoán, công ty định giá hoặc quản lý tài sản.
Mức lương khởi điểm của một chuyên viên định giá tài sản là từ 10 – 25 triệu đồng/tháng.
Xem thêm: Định Giá Bất Động Sản Là Gì? 7 Phương Pháp Định Giá Chuẩn Nhất
Chuyên viên phân tích rủi ro
Chuyên viên phân tích rủi ro thực hiện nhiệm vụ đánh giá và quản lý các yếu tố rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Vị trí này cần thiết trong các tổ chức tài chính, ngân hàng, hoặc công ty bảo hiểm.
Mức lương của chuyên viên phân tích rủi ro thường khá cao, khởi điểm là từ 12 – 25 triệu đồng/tháng và có thể cao hơn tùy theo quy mô của công ty.
Quản trị danh mục đầu tư
Với kiến thức về tài chính doanh nghiệp, bạn có thể làm việc trong các tổ chức quản lý tài sản hoặc quỹ đầu tư. Vị trí này liên quan đến việc quản lý và tối ưu hóa danh mục đầu tư của một tổ chức hoặc quỹ đầu tư, theo dõi thị trường tài chính và đưa ra quyết định đầu tư.
Thu nhập của nhân viên quản trị danh mục đầu tư là từ 15 triệu đến 30 triệu VNĐ/tháng.
Kế toán quản trị và kế toán doanh nghiệp
Sau khi tốt nghiệp, bạn cũng có thể đảm nhiệm các vị trí kế toán quản trị hoặc kế toán doanh nghiệp trong các công ty. Vị trí này sẽ đảm nhận trách nhiệm ghi chép, phân tích và báo cáo tài chính của doanh nghiệp, hỗ trợ trong quản lý tài chính và kế hoạch tài chính.
Mức lương khởi điểm của kế toán quản trị, kế toán doanh nghiệp là từ 8 triệu đến 20 triệu VNĐ/tháng. Tất nhiên, mức lương có thể dao động cao hoặc thấp hơn tùy theo kinh nghiệm, quy mô công ty và địa điểm làm việc.
Có thể bạn quan tâm: Lương Kế Toán Ngân Hàng Hiện Nay Là Bao Nhiêu? Giải Đáp Chi Tiết!
Cập nhật thông tin tuyển sinh ngành tài chính doanh nghiệp
Năm 2023, ngành Tài chính doanh nghiệp nằm trong phương án xét tuyển của một số trường đại học với 2 phương thức là: (1) Xét tuyển dựa trên kết quả kỳ thi THPT năm 2023 và (2) Xét tuyển dựa trên kết quả học bạ THPT lớp 12 hoặc 5 học kỳ (trừ học kỳ II lớp 12).
Ngành tài chính doanh nghiệp học trường nào?
Ngành tài chính doanh nghiệp được đào tạo ở nhiều trường trung cấp, cao đẳng và đại học ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Các trường đào tạo ngành tài chính doanh nghiệp danh tiếng và chất lượng tại Việt Nam bao gồm:
- Miền Bắc: Học viện Tài chính (AOF), Trường Đại học Kinh tế Quốc dân (NEU), Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, Đại học Kinh tế – Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Bách khoa Hà Nội.
- Miền Trung: Đại học Kinh tế – Đại học Huế, Đại học Kinh tế – Đại học Đà Nẵng, Đại học Kinh tế – Đại học Nha Trang.
- Miền Nam: Đại học Ngân hàng TPHCM, Đại học Kinh tế TPHCM, Đại học Quốc tế RMIT Việt Nam, Đại học Tài chính – Marketing.
Các trường đại học này đều có chương trình đào tạo chất lượng, đội ngũ giảng viên xuất sắc, cơ sở vật chất mới và hiện đại. Sau khi tốt nghiệp, bạn có thể làm việc trong các lĩnh vực như ngân hàng, tài chính, kế toán, kiểm toán, quản lý tài chính, đầu tư, bảo hiểm,…
Để có thể theo học ngành tài chính doanh nghiệp, bạn cần có điểm số tốt ở các môn học như toán, lý, hóa, kinh tế,… Bạn cũng cần có khả năng tư duy logic, phân tích và giải quyết vấn đề tốt.
>>> Khám phá: Lương kiểm toán BIG4 liệu có cao như “lời đồn”?
Điểm chuẩn ngành tài chính doanh nghiệp 2022
Tài chính doanh nghiệp là ngành có điểm chuẩn đầu vào đại học khá cao. Năm 2022, điểm chuẩn ngành này thấp nhất là 21.5 (trường Đại học Mỏ địa chất) và cao nhất là Đại học Tôn Đức Thắng với 33.6 điểm.
Sau đây là bảng tổng hợp điểm chuẩn của ngành tài chính doanh nghiệp năm 2022:
STT | Trường Đại học/Đại học | Điểm chuẩn tham khảo 2022 |
1 | Đại học Tôn Đức Thắng | 33.6 |
2 | Đại học Kinh Tế – Đại học Quốc Gia Hà Nội | 33.18 |
3 | Đại học Hà Nội | 32.13 |
4 | Đại học Kinh tế quốc dân | 27.25 |
5 | Đại học Kinh tế TP HCM | 26.1 |
6 | Đại học Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội | 26 |
7 | Đại học Ngân hàng TP HCM | 25.05 |
8 | Đại học Cần Thơ | 25 |
9 | Đại học Giao thông Vận tải ( Cơ sở Phía Bắc ) | 24.95 |
10 | Đại học Tài chính Marketing | 24.8 |
11 | Đại học Công nghiệp TP HCM | 24.75 |
12 | Đại học Công nghiệp Hà Nội | 24.7 |
13 | Đại học Thăng Long | 24.6 |
14 | Học viện Chính sách và Phát triển | 24.5 |
15 | Đại học Kinh Tế – Đại học Đà Nẵng | 23.75 |
16 | Đại học Điện lực | 23.65 |
17 | Đại học Mở Hà Nội | 23.6 |
18 | Đại học Mở TP HCM | 23.6 |
19 | Đại học Công đoàn | 23.5 |
20 | Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP HCM | 23.5 |
21 | Đại học Sài Gòn | 23.44 |
22 | Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở Hà Nội) | 22.7 |
23 | Đại học Kỹ thuật Công nghệ Cần Thơ | 22.69 |
24 | Đại học An Giang – Đại học Quốc gia TP HCM | 22.6 |
25 | Đại học Sài Gòn | 22.44 |
26 | Đại học Quốc tế – Đại học Quốc gia TP HCM | 22 |
27 | Đại học Lao động – Xã hội (Cơ sở phía Nam) | 22 |
28 | Đại học Văn Hiến | 22 |
29 | Đại học Mỏ – Địa chất | 22 |
30 | Đại học Điện lực | 21.5 |
Khối thi và mã ngành
Ngành tài chính doanh nghiệp có thể thi với nhiều tổ hợp môn khác nhau, bao gồm:
- A00: Toán, Vật lý, Hóa học
- A01: Toán, Lý, Tiếng Anh
- D01: Toán, Văn, Tiếng Anh
- D07: Toán, Văn, Lịch sử
- D08: Toán, Văn, Địa lý
Ngành tài chính doanh nghiệp được tuyển sinh với mã là 7340201.
Xem thêm: Ngành Kế Toán Thi Khối Nào? Tham Khảo Điểm Chuẩn Đại Học 2022
Những kỹ năng cần có trong ngành tài chính doanh nghiệp
Để thành công trong ngành tài chính doanh nghiệp, trước hết bạn cần nắm vững các nguyên tắc, quy định và thủ tục kế toán, biết cách lập và đọc báo cáo tài chính, sử dụng các phần mềm kế toán phổ biến. Bên cạnh đó là một số kỹ năng rất cần thiết như:
Kỹ năng giao tiếp
Bạn cần có khả năng trao đổi, thuyết phục, đàm phán và giải quyết vấn đề với các bên liên quan như khách hàng, đối tác, nhà cung cấp, nhà đầu tư, cấp trên và đồng nghiệp.
Kỹ năng tổng hợp số liệu
Bạn cần có khả năng thu thập, phân loại, sắp xếp và lưu trữ số liệu theo các tiêu chí cụ thể, để phục vụ cho việc phân tích và đưa ra quyết định tài chính.
Kỹ năng phân tích số liệu
Bạn cần có khả năng sử dụng các công cụ và phương pháp phân tích số liệu để đánh giá hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, nhận diện rủi ro và cơ hội, đề xuất các giải pháp tối ưu cho các vấn đề tài chính.
Kỹ năng lập báo cáo tài chính
Bạn cần có khả năng biên soạn và trình bày các báo cáo tài chính theo các chuẩn mực và quy định hiện hành, để cung cấp thông tin minh bạch và chính xác cho các bên liên quan.
Kỹ năng ngoại ngữ
Bạn cần sử dụng thành thạo ít nhất một ngoại ngữ (thường là tiếng Anh) để giao tiếp, tra cứu và cập nhật các kiến thức mới trong lĩnh vực tài chính doanh nghiệp.
Xem thêm: Tổng Hợp 350+ Từ Vựng Tiếng Anh Chuyên Ngành Kế Toán Phổ Biến
Kỹ năng làm việc nhóm hiệu quả
Bạn cần có khả năng hợp tác, phối hợp và hỗ trợ các thành viên trong nhóm làm việc để hoàn thành các mục tiêu chung của doanh nghiệp.
Kỹ năng giải quyết vấn đề linh hoạt
Bạn cần có khả năng thích ứng với các thay đổi trong môi trường kinh doanh, sáng tạo và chủ động trong việc tìm kiếm và áp dụng các giải pháp mới cho các vấn đề tài chính.
Xem thêm: Tỷ Lệ Thất Nghiệp Ngành Kế Toán? Có Nên Học Kế Toán Không?
Kết luận
Dù bạn có ước mơ trở thành một chuyên gia tài chính, một nhà quản lý tài ba hay một nhà đầu tư thành công, thì ngành tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn xây dựng nền tảng vững chắc và chinh phục những đỉnh cao trong sự nghiệp của mình. Hành trình học tập đầy thú vị và tương lai rộng mở đang chờ đón bạn!
Ngoài ra bạn có thể tìm kiếm thêm các cơ hội việc làm tài chính, kế toán, ngân hàng tại TopCV. Đây là nền tảng tiên phong trong việc hỗ trợ ứng viên tìm việc làm nhờ trí tuệ nhân tạo. TopCV cũng hỗ trợ bạn tạo CV chuyên nghiệp hoàn toàn miễn phí để gia tăng cơ hội được nhà tuyển dụng chú ý tới. Đừng bỏ lỡ nhé!